Điều kiện đảm bảo quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 30 - 32)

Quyền TC&TNXH của TĐH đòi hỏi tối thiểu ba điều kiện: i) Môi trường định hướng tự chủ; ii) Sự cân bằng giữa quyền TC&TNXH; và iii) Năng lực TC&TNXH của TĐH. Mỗi điều kiện có thể ảnh hưởng một cách độc lập hoặc trong sự kết hợp với điều kiện khác.

i) Môi trường định hướng tự chủ được coi là điều kiện bao quát nhất, đảm bảo quyền tự chủ đi vào thực tiễn. Nó bao gồm môi trường chính trị, môi trường pháp lý và môi trường cạnh tranh. Môi trường chính trị và môi trường pháp lý là hệ thống quan điểm, chính sách và pháp luật tạo ra sự thuận tiện cho hoạt động chủ động và có trách nhiệm của TĐH. Đây là cam kết đảm bảo sự phi tập trung một cách thích hợp, sự nhất quán trong chính sách tăng quyền tự chủ để đảm bảo địa vị pháp lý của TĐH. Còn môi trường cạnh tranh với các yếu tố, quy luật thị trường hay cơ chế quản lý phù hợp, thúc đẩy việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ GDĐH tốt hơn cũng là điều kiện đảm bảo quyền TC&TNXH mang ý nghĩa thực tế hơn. Nguyên tắc cạnh tranh buộc các trường phải chủ động trong mọi hoạt động, phải sử dụng hiệu quả các nguồn lực và bám sát được nhu cầu xã hội.

ii) Sự cân bằng giữa quyền TC&TNXH không chỉ cho thấy sự song hành của hai mặt này, mà còn đòi hỏi sự tương hợp giữa chúng. Sự tương hợp thể hiện theo nguyên tắc quyền tự chủ càng cao thì TNXH càng lớn và được bảo đảm bằng các hình thức cụ thể, nhất là các hình thức mang tính pháp lý.

Nhà nước giữ vai trò quan trọng để cân bằng tốt nhất giữa quyền tự chủ và

yêu cầu về TNXH. Điều này có nghĩa là TĐH được nới rộng tự chủ nhưng phải chịu sự giám sát phức tạp hơn. Để làm được điều này, Nhà nước phải xác định rõ yêu cầu đối với các trường, trên cơ sở đó thiết kế các yêu cầu trách nhiệm phù hợp, đưa ra khuôn khổ trách nhiệm toàn diện để làm rõ cách thức các TĐH đóng góp vào hàng hóa công cộng và tại sao nó xứng đáng được hưởng sự tự chủ.

iii) Về năng lực quản lý của TĐH là các yếu tố bên trong, là khả năng tự quyết định và chịu trách nhiệm của một trường trong hoạt động. Khả năng tự quyết định đòi hỏi các quyết định được đưa ra là tối ưu, bao quát được lợi ích của các bên liên quan. Đồng thời, trong môi trường cạnh tranh nó cũng đòi hỏi các quyết định được đưa ra phải linh hoạt và kịp thời . Nếu mô ̣t trường không có khả năng quyết đoán hay kỹ năng ra quyết định thì khó lòng tự chủ đươ ̣c.

Việc xác định khả năng tự chủ của các TĐH là yêu cầu quan trọng vì đây là cơ sở để xem xét việc trao quyền tự chủ. Một trường thiếu năng lực tự chủ mà được trao quyền tự chủ thì chẳng những không tự quyết định được mà còn tự đe dọa tính TNXH của TĐH. Vấn đề mấu chốt là xây dựng tiêu chí và phương thức để đánh giá khả năng tự chủ của mỗi TĐH để có thể giao quyền hợp lý.

Hội đồng trường được xem là một đảm bảo cho sự quản lý tự quản, là điều kiện cần có để một trường thực hiện quyền tự chủ và cân bằng TNXH một cách khách quan, đảm bảo cho quyền tự chủ được thực thi an toàn và thúc đẩy hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ. Việc tham gia của các thành viên bên ngoài giúp cho TĐH hiểu được các nhóm lợi ích liên quan và thể hiện trách nhiệm tốt hơn.

Trong bối cảnh cải cách GDĐH, những áp lực về cạnh tranh trong đào tạo, NCKH và cung cấp NNL, các yêu cầu về vai trò, trách nhiệm của TĐH với nền KT-XH, có thể khẳng định việc trao quyền TC&TNXH cao cho TĐH là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, phù hợp với xu thế quốc tế và hoàn cảnh nước ta. Thực tiễn cho thấy, để thực hiện và phát huy được tính tích cực của quyền TC&TNXH đòi hỏi các TĐH phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

Thứ nhất, việc tăng quyền TC&TNXH cho TĐH là phù hợp với cơ chế quản lý của nền KTTT, nên các TĐH phải năng động, sáng tạo tuân theo các quy luật của nền KTTT, tạo cơ chế thuận lợi để liên kết, thu hút các nguồn lực từ xã

hội để tăng nguồn thu, nâng cao sức cạnh tranh của mình. TĐH phải đổi mới cách thức tổ chức và hoạt động nhằm hướng tới sự thỏa mãn nhu cầu người học, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH và gắn với thị trường lao động.

Thứ hai, TĐH phải chuyển đổi cơ chế quản lý hành chính mệnh lệnh sang quản lý theo chất lượng và hiệu quả đào tạo. TĐH phải phát huy toàn diện khả năng, năng lực và mũi nhọn chuyên sâu để hoạt động và phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa.

Thứ ba, đi đôi với tự chủ, các TĐH phải đối mặt với kiểm định chất lượng, các vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy, sử dụng đội ngũ cán bộ, chi phí hoạt động... nằm trong quyền lực của nhà trường. Các trường muốn tồn tại và phát triển phải tuân thủ những tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng, phải định kỳ báo cáo tình hình hoạt động của bộ máy quản lý và các sản phẩm tạo ra. Các thành viên và đơn vị trong trường phải cùng nhà trường chịu trách nhiệm về các sản phẩm của mình, đảm bảo nguyên tắc đào tạo gắn với nhu cầu xã hội.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)