Phân cấp quản lý phù hợp cho các khoa, trung tâm đào tạo, nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 89 - 90)

3.3. Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý nhằm tăng cường hơn nữa quyền tự chủ và

3.3.1.4. Phân cấp quản lý phù hợp cho các khoa, trung tâm đào tạo, nghiên cứu

khoa học và đơn vị trực thuộc khác

Các khoa, trung tâm đào tạo, NCKH và phục vụ trực thuộc khác đều do Giám đốc ĐHQGHN quyết định thành lập, có con dấu và tài khoản riêng, thực hiện chức năng, nhiệm vụ đào tạo, NCKH và cung cấp dịch vụ trong một số lĩnh vực KH&CN như những cơ sở GDĐH và tổ chức nghiên cứu KH&CN công lập khác ngoài ĐHQGHN. Tuy nhiên, các đơn vị này có tư cách pháp nhân chưa đầy đủ, nguồn lực hạn hẹp, năng lực và điều kiện thực hiện TC&TNXH còn yếu. Do đó, việc trao quyền tự chủ cho các khoa, trung tâm đào tạo, NCKH và đơn vị phục vụ trực thuộc ở mức thấp hơn so với các TĐH thành viên và viện NCKH.

Để xác định mức độ trao quyền tự chủ phù hợp, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị này, ĐHQGHN cần thực hiện:

Thứ nhất, rà soát lại chức năng, nhiệm vụ; đánh giá thực trạng hoạt động của các đơn vị theo các tiêu chí về: i) Quy mô tổ chức, khối lượng công việc; ii) Cơ cấu, trình độ lao động và độ phức tạp quản lý; iii) Cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị làm việc; iv) Hiệu quả sử dụng các nguồn lực, kết quả hoạt động và mức độ đáp ứng nhu cầu quản lý và cung cấp sản phẩm, dịch vụ… để triển khai thực hiện xếp hạng các đơn vị.

Thứ hai, thực hiện phân cấp quản lý về tổ chức và nhân sự phù hợp cho từng hạng đơn vị thông qua việc sửa đổi, bổ sung một số văn bản quản lý như:

Quyết định số 600/TCCB ngày 01/10/2001 quy định về về tổ chức và hoạt động của ĐHQGHN, Văn bản số 1660/TCCB ngày 15/12/2005 hướng dẫn công tác định biên, tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong ĐHQGHN …và Quy chế tổ chức và hoạt động của từng đơn vị.

Tóm lại, để nâng cao tính tự chủ trong quản lý nhân sự của ĐHQGHN, nên giao cho các đơn vị trực thuộc thực hiện mô hình quản lý dưới đây:

Sơ đồ 3.1: Mô hình phân cấp quản lý nhân sự của ĐHQGHN

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)