Nguyên tắc xây dựng giải pháp

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 74 - 76)

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Các giải pháp được đề xuất trên cơ sở có xem xét, kế thừa những thành tựu của các TĐH nói chung và ĐHQGHN nói riêng đã đạt được trong thực tiễn hoạt động, kể cả thực tiễn của các TĐH ở nước ngoài; các giải pháp có được trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có hoặc tổng kết kinh nghiệm trên cơ sở lý luận chung về những ý tưởng sáng tạo, đã được nhiều TĐH áp dụng.

Thành tựu đổi mới GDĐH ở nước ta đã có đóng góp đáng kể và cơ bản trong việc xây dựng và tổ chức thành công mô hình ĐH đa ngành, đa lĩnh vực, có quyền TC&TNXH cao, trong đó ĐHQGHN là một điển hình. Điều này cho thấy tính hợp lý cũng như giá trị của những kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn hoạt động tại ĐHQGHN. Tuy nhiên, trước những cơ hội, thách thức mới của ĐHQGHN trong giai đoạn phát triển sắp tới và nhằm theo kịp xu hướng đổi mới của GDĐH thế giới, thì cơ chế thực thi và đảm bảo quyền TC&TNXH cao của ĐHQGHN cần tiếp tục có sự thay đổi, hoàn thiện. Những thay đổi này là sự kế thừa và tiếp nối những thành tựu của ĐHQGHN giai đoạn trước nhưng có sự sáng tạo ra những cách làm mới hơn, hiệu quả hơn so với trước.

Các giải pháp đổi mới cơ chế quản lý của ĐHQGHN phải phát huy mặt tích cực của cơ chế quản lý hiện nay, thực hiện triệt để hơn nữa phân cấp quản lý để các đơn vị trực thuộc chủ động, sáng tạo trong các hoạt động của họ.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện

Các giải pháp đổi mới cơ chế quản lý của ĐHQGHN có tính toàn diện, đảm bảo tác động một cách đồng bộ đến các yếu tố của quyền TC&TNXH của TĐH, nó được xác định trên một trục thống nhất là cơ chế tổ chức và hoạt động

Formatted: H2, Left, Indent: First line: 0",

của ĐHQGHN cũng như các đơn vị trực thuộc theo hướng đảm bảo và phát huy tốt nhất quyền TC&TNXH cao được Nhà nước trao cho; thực hiện quyền tự chủ phải đi đôi với chịu TNXH, phân cấp quản lý mạnh mẽ đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Các vấn đề cốt yếu có liên quan như: đảm bảo quyền TC&TNXH của ĐHQGHN và các đơn vị trực thuộc được thực thi an toàn, phân cấp quản lý toàn diện và triệt để trên tất cả các lĩnh vực hoạt động đối với các đơn vị trực thuộc, xây dựng môi trường bình đẳng, đẩy mạnh liên kết giữa các đơn vị trong các hoạt động, xác định mô hình cơ cấu tổ chức và cơ chế tuyển dụng, quản lý và sử dụng đội ngũ CBVC... đều được đề cập một cách hài hòa.

Tính toàn diện của các giải pháp còn đòi hỏi đảm bảo hài hòa các mối quan hệ giữa các bên có liên quan đến công tác này. Từ mối quan hệ giữa các cấp quản lý trực tiếp của Thủ tướng và gián tiếp của Bộ GD&ĐT, của các bộ, ngành khác với ĐHQGHN trong quá trình tổ chức và hoạt động. Khi ĐHQGHN xây dựng các kế hoạch, đề xuất các giải pháp quản lý đều phải đối chiếu và xem xét các mối quan hệ giữa Văn phòng, các ban chức năng với các đơn vị trực thuộc để bảo đảm sự thống nhất và toàn diện trong quá trình thực hiện các giải pháp.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Những giải pháp được đề xuất mang tính cải tiến tác động đến chất lươ ̣ng , hiệu quả của công tác quản lý ở ĐHQGHN nhằm phát huy cao nhất tính tích cực của quyền TC&TNXH. Cải tiến đòi hỏi phải có sự đầu tư các nguồn lực xác định, do vậy cần đến những chi phí về vật chất và tinh thần của các lực lượng tham gia vào công tác này. Hơn nữa, cải tiến là nhằm làm cho tốt hơn, nếu không sự cải tiến trở thành tốn kém và vô ích. Do vậy cần chú trọng tới nguyên tắc tính hiệu quả khi đề xuất và thực hiện các giải pháp đổi mới cơ chế quản lý nhằm tăng cường hơn nữa quyền TC&TNXH của ĐHQGHN.

Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả cho thấy khi đề xuất các giải pháp quản lý, chúng ta phải quan tâm tới các điều kiện: các giải pháp phải tuân thủ các quy định của Nhà nước và phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của ĐHQGHN như năng lực của CBVC, điều kiện tài chính, cơ sở vật chất, nhu cầu của người học và xã hội. Ngoài ra, tính hiệu quả còn thể hiện ở các khâu

quản lý từ cấp ĐHQGHN cho đến cấp đơn vị đều có chung một mục tiêu là hoàn thiện mô hình ĐH đa ngành, đa lĩnh vực, định hướng nghiên cứu.

Quá trình lựa chọn một giải pháp nào đó đều được cân nhắc đến tính vừa sức so với các điều kiện nguồn lực hiện có. Giải pháp nào đưa đến kết quả cao nhất, với tính khả thi cao và chi phí nguồn lực hợp lý sẽ được lựa chọn. Các yếu tố môi trường xã hội, cơ chế quản lý đang chi phối đến ĐHQGHN cũng được tính đến để tránh những rủi ro không đáng có xảy ra.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính định hướng sử dụng

Các giải pháp đổi mới cơ chế quản lý được đề xuất phục vụ cho ĐHQGHN và các đơn vị trực thuộc trực tiếp thực thi nhằm hoàn thiện cơ chế tổ chức và hoạt động để phù hợp với quyền TC&TNXH cao về tổ chức và nhân sự đã được Nhà nước thí điểm trao cho. Một số đề xuất, khuyến nghị được đưa ra với Chính phủ, Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành khác và các nhóm lợi ích liên quan nhằm tạo ra một hiệu quả chung cao nhất cho các TĐH của nước ta nói chung và ĐHQGHN nói riêng trong xu hướng đổi mới hiện nay.

Với định hướng là để sử dụng chung trong toàn ĐHQGHN, các giải pháp được tính đến sự khác nhau giữa các TĐH thành viên, viện NCKH và đơn vị trực thuộc về môi trường, điều kiện, khả năng thực hiện chức năng, nhiệm vụ nếu được trao quyền tự chủ, trong đó cũng xem xét đến một số tồn tại, hạn chế như tư tưởng cục bộ, khép kín, sức ỳ của các đơn vị do ảnh hưởng của cơ chế xin - cho, quan liêu bao cấp... nhằm hạn chế bớt khoảng cách bất lợi trong áp dụng và thực hiện từng giải pháp phù hợp ở cấp ĐHQGHN và cấp các đơn vị trực thuộc.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 74 - 76)