Phân cấp về biên chế

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 66 - 67)

2.2. Thực trạng phân cấp quản lý và thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm

2.2.2.2.Phân cấp về biên chế

Thời gian qua, công tác xây dựng và phát triển đội ngũ CBVC được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Ban Giám đốc ĐHQGHN đã có nhiều chủ trương, chính sách cụ thể nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ có chất lượng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển ĐHQGHN. Thực hiện Nghị định 07, Quy chế tổ chức và hoạt động của ĐHQG và Nghị định 43, ĐHQGHN đã sử dụng tối đa quyền TC&TNXH trong công tác định biên, tuyển dụng, quản lý và sử dụng đội ngũ CBVC của mình, đồng thời phân cấp quản lý mạnh mẽ cho các đơn vị trực thuộc trong các công tác này.

ĐHQGHN đã trao quyền tự chủ cao cho các đơn vị trực thuộc trong việc xác định chỉ tiêu nhân lực, xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm. Khi xác định chỉ tiêu nhân lực, các đơn vị căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được ĐHQGHN giao và nhu cầu công việc, khả năng tài chính của đơn vị. Theo đó, các đơn vị được chủ động xây dựng chỉ tiêu nhân lực theo 02 phần: Phần thứ nhất, là chỉ tiêu nhân lực do ĐHQGHN giao theo chức năng, nhiệm vụ của ĐHQGHN. Phần thứ hai, là chỉ tiêu nhân lực do đơn vị tự xác định theo nhu cầu của đơn vị căn cứ vào nhiệm vụ, quỹ tiền lương và nguồn thu bổ sung của đơn vị làm cơ sở báo cáo ĐHQGHN phê duyệt.

Hàng năm, căn cứ vào đề xuất của các đơn vị trực thuộc, ĐHQGHN điều chỉnh và giao chỉ tiêu nhân lực cụ thể cho từng đơn vị. Tùy vào điều kiện thực tế, đơn vị có quyền chủ động tuyển dụng số lượng cán bộ tương ứng bằng hoặc ít hơn số chỉ tiêu nhân lực đã được phê duyệt. Với cách thức này, các đơn vị được quyền chủ động hơn trong công tác nhân sự của mình.

Formatted: Font: Not Bold, Font color: Auto Formatted: Font: Not Bold, Font color: Auto

Ngoài ra, các đơn vị trực thuộc còn được chủ động ký hợp đồng thuê, khoán công việc đối với những công việc không cần thiết bố trí biên chế thường xuyên; ký hợp đồng lao động và các hình thức hợp tác khác với các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài ĐHQGHN để thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 66 - 67)