Nội dung quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 32)

Trước năm 1986, vấn đề TCĐH ở nước ta hầu như chưa được đặt ra, TĐH được xem như cơ quan nhà nước cung c ấp dịch vụ công theo kế hoạch tập trung và là công cụ thực hiện nhiệm vụ chính trị. TCĐH chỉ được quan tâm kể từ khi nền KTTT được xác lập. Lúc này, quyền tự chủ trở thành điều kiện không thể thiếu đối với các TĐH trong sứ mạng phục vụ nhiều thành phần kinh tế với nhu cầu đa dạng hơn, cũng như trong việc tranh thủ đầu tư của xã hội.

Quyền TC&TNXH của TĐH ngày càng được tăng cường, nó được ghi nhận trong Luật Giáo dục, Điều lệ TĐH, Nghị định 43... đã cho thấy sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp quản lý về TCĐH.

i) Về định hướng phát triển nhà trường, TĐH được quyền quyết định phát triển theo hướng nghiên cứu hoặc nghề nghiệp ứng dụng; xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp cho các ngành, nghề theo quy định; lựa chọn các chương trình đào tạo phù hợp với thị trường sức lao động và sự phát triển KT-XH.

ii) Về thực hiện nhiệm vụ, Hiệu trưởng được quyền xây dựng, phê duyệt kế hoạch công tác hàng năm của trường và báo cáo cấp có thẩm quyền; quy định

Formatted: No underline

các biện pháp cụ thể và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đảm bảo chất lượng, tiến độ đối với các nhiệm vụ do cấp trên giao hoặc các đơn đặt hàng, thỏa thuận, hợp đồng với các tổ chức và cá nhân bên ngoài; tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của nhà trường.

iii) Về hợp tác quốc tế, hiệu trưởng có quyền cử CBVC đi công tác, học tập ở nước ngoài; hợp tác, liên kết với các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong đào tạo, NCKH nhằm thực hiện các dự án, đề tài của trường và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBVC, trao đổi sinh viên; được sử dụng chính sách riêng để thu hút các chuyên gia quốc tế về trường công tác.

iv) Về tài chính, TĐH được chủ động tìm kiếm, huy động, khai thác nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước; tự quyết định cách thức sử dụng nguồn tài chính và tài sản hiện có; cân đối các nguồn thu, chi tài chính đảm bảo tính minh bạch, đúng pháp luật và đạt hiệu quả cao.

v) Về tổ chức bộ máy, trên cơ sở kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hiệu trưởng được quyền chủ động xây dựng cơ cấu tổ chức của nhà trường như: quyết định thành lập, giải thể hoặc đình chỉ hoạt động các đơn vị trực thuộc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; phân cấp quản lý và quy định chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác đối với các đơn vị này.

vi) Về biên chế, tuyển dụng, quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức

Về biên chế, TĐH có quyền xây dựng kế hoạch biên chế trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, nhu cầu công việc thực tế, định mức biên chế sự nghiệp, khả năng tài chính của trường và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Về tuyển dụng, căn cứ kế hoạch biên chế đã được phê duyệt, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tuyển dụng, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. TĐH quyết định hình thức tuyển dụng bằng thi tuyển hoặc xét tuyển.

Về quản lý và sử dụng CBVC, Hiệu trưởng được quyền ký hợp đồng làm việc, bổ nhiệm vào ngạch viên chức đối với những người được tuyển dụng lần đầu; quyết định phân công, sắp xếp CBVC theo năng lực và phù hợp với yêu cầu công tác của trường; được mời thỉnh giảng hoặc hợp đồng thuê khoán đào tạo, NCKH; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý của

Formatted: No underline

Formatted: No underline

Formatted: No underline

Formatted: No underline Formatted: No underline

các đơn vị trực thuộc; quyết định nghỉ hưu, thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc đối với CBVC thuộc phạm vi quản lý.

Về chế độ, chính sách cán bộ, Hiệu trưởng được quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên và trước thời hạn, phụ cấp thâm niên vượt khung đối với CBVC từ ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBVC; quyết định khen thưởng, kỷ luật CBVC theo quy định của pháp luật...

vii) Về trách nhiệm xã hội của trường đại học

Quy định TNXH của TĐH trên thực tế gần như luôn “sóng đôi” và đã phần nào thể hiện ngay trong quyền tự chủ. Quyền tự chủ càng nhiều thì tính trách nhiệm càng lớn. TĐH chịu trách nhiệm trước pháp luật và xã hội trong việc quản lý, thực hiện các nhiệm vụ của mình như: chịu trách nhiệm về xây dựng, quản lý và sử dụng CBVC trong biên chế và hợp đồng của trường; thực hiện quy chế dân chủ, quy chế tổ chức và hoạt động, công khai việc sử dụng biên chế, nhân sự trong trường; tạo điều kiện để các nhân viên của trường được tham gia giám sát các công việc của trường; định kỳ báo cáo cơ quan quản lý cấp trên về kết quả hoạt động toàn diện của trường... Việc tăng cường tối đa sự công khai, minh bạch các hoạt động đào tạo, NCKH và phục vụ xã hội sẽ nâng cao TNXH của TĐH, cũng như tạo điều kiện cho xã hội giám sát công việc của trường.

1.3. Kinh nghiệm trao quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho trƣờng đại học ở một số nƣớc trên thế giới

1.3.1. Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là quốc gia tiêu biểu thực hiện cơ chế phi tập trung hóa, phân cấp, phân quyền quản lý mạnh mẽ về GDĐH. Các TĐH thường là các ĐH đa ngành, đa lĩnh vực, ĐH nghiên cứu và có nhiều loại mô hình đào tạo khác nhau từ cử nhân đến tiến sĩ. Chúng có tính độc lập và tự chủ cao theo cơ chế quản lý phi tập trung hóa. Mô hình này có tác dụng hạn chế tính quan liêu, tập trung hóa trong GDĐH, tăng khả năng linh hoạt, mềm dẻo, tạo mối liên kết chặt chẽ để phù hợp với sự biến động của TĐH, địa phương và thị trường lao động. Thứ nhất, không một cơ quan nào của Chính phủ quản lý trực tiếp TĐH. Thứ hai, các TĐH cạnh

tranh về bất cứ thứ gì, từ sinh viên tới các giảng viên. Thứ ba, các TĐH kết nối chặt chẽ với công nghiệp, các tập đoàn kinh tế.

Trong quản lý TĐH, xu hướng mọi hoạt động phát triển “từ dưới - lên” thể hiện rất rõ. Vì thế phi tập trung có mối quan hệ chặt chẽ với việc trao quyền quản lý, nó tồn tại ở cả hai dạng:

- Ngang (quyền được trao từ người quản lý đến người không quản lý). - Dọc (quyền quyết định được ủy quyền xuống các bộ phận bên dưới), kết hợp với kiểu có chọn lọc (quyền quyết định được trao trong các bộ phận khác nhau của tổ chức) hay song song (quyền quyết định được trao cho những bộ phận tương đương).

Tính tự trị cao theo khung trách nhiệm rộng tạo nên hệ thống đa dạng, chất lượng đỉnh cao và thực dụng. Các TĐH không phân biệt là trường công hay tư, đều được tự quyết định về chương trình, chọn giảng viên và sinh viên, cấp bằng, tài chính và đặc biệt là quyền tự do học thuật được đề cao, thông qua hội đồng quản trị với thành phần đa dạng và đa phần từ bên ngoài.

Các tổ chức xã hội có vai trò rất lớn trong việc bảo đảm TNXH của TĐH được thực hiện. Việc kiểm định chất lượng được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, phi chính phủ và tự đánh giá, giúp các trường đủ điều kiện tiếp cận các nguồn tài trợ của liên bang và tạo sự tin tưởng cho người sử dụng lao động. Công tác kiểm định trường thường là do các hiệp hội đánh giá khu vực hay quốc gia thực hiện.

1.3.2. Nhật Bản

Kể từ năm 2004, các TĐH công của Nhật Bản đã được tập đoàn hóa với mục tiêu tăng cường tính độc lập, TC&TNXH và áp dụng mô hình quản lý kiểu doanh nghiệp trong quản trị ĐH và qua đó tạo điều kiện cho các ĐH tự phát triển. Theo mô hình tập đoàn, bộ máy quản lý ở mỗi ĐH tập trung quyền lực vào chủ tịch ĐH và có 3 cơ quan quản lý chủ yếu: Thứ nhất, Hội đồng giám đốc: có thẩm quyền thảo luận các vấn đề quan trọng trước khi chủ tịch ĐH quyết định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, Hội đồng quản trị: thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng về quản trị nhà trường. Thứ ba, Hội đồng đào tạo và nghiên cứu: thảo luận, tư vấn và quyết định những vấn đề quan trọng về đào tạo và NCKH của trường.

Cơ chế quản lý trong ĐH được đổi mới theo hướng năng động xoay quanh giám đốc và trưởng khoa. Chế độ tuyển dụng nhân sự, đãi ngộ và sử dụng được thay đổi cơ bản từ theo chế độ viên chức Nhà nước sang theo chế độ tuyển dụng lao động và chính sách lương bổng, đãi ngộ riêng của các tập đoàn ĐH. Hội đồng quản trị có sự tham gia rộng rãi của các cá nhân, tổ chức bên ngoài như các đại diện hội đồng giáo dục địa phương, chuyên gia nước ngoài, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Trong các TĐH hình thành cơ chế quản lý minh bạch đối với xã hội thông qua sự tham gia của các nhân sự ngoài trường: bổ nhiệm vào vị trí giám đốc, quy định sự tham gia vào hội đồng điều hành để giám sát và phản ánh được ý kiến và tri thức của xã hội trong việc điều hành nhà trường, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý, tích cực tuyển dụng cán bộ quản lý từ bên ngoài...

1.3.3. Trung Quốc

Từ những năm 1980 Trung Quốc bắt đầu cải cách thể chế quản lý nội bộ TĐH. Phần lớn TĐH đều thực hiện chế độ trách nhiệm của hiệu trưởng dưới sự lãnh đạo của đảng ủy. Lãnh đạo trong TĐH phải quán triệt nguyên tắc dân chủ tập trung, thực hiện chế độ kết hợp giữa tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách. Hiệu trưởng phải tôn trọng quyết định của đảng ủy về các vấn đề quan trọng. TĐH toàn quyền quản lý nội bộ nhà trường. Các cơ quan nhà nước không can dự vào các công việc thuộc phạm vi tự chủ của trường. Ngoài những cơ cấu hệ thống tổ chức do Nhà nước quy định phải thành lập, TĐH trên cơ sở thực tế toàn quyền quyết định bố trí cơ cấu tổ chức và sắp xếp nhân sự trong trường.

TĐH có quyền lựa chọn chế độ sử dụng nhân lực và cơ chế quản lý khác nhau tùy theo nhiệm vụ cụ thể và tính chất công việc. Có quyền xác định cơ cấu nhân sự trong tổng biên chế được Nhà nước phê duyệt; chủ động sắp xếp các cương vị, chức vụ chuyên môn tùy theo nhiệm vụ đào tạo và NCKH, nhu cầu xây dựng đội ngũ giảng viên, có quyền bổ nhiệm các chức vụ chuyên môn.

TĐH có quyền xác định tiêu chuẩn phụ cấp nội bộ trường trong chế độ tổng khoán quy lương. Hoặc có quyền từ chối bất kỳ cơ quan nào khác đòi hỏi nhân lực, vật lực, tài lực trái với quy định hiện hành của Nhà nước.

Để bảo đảm TNXH của TĐH, nhà nước tiến hành đánh giá kết quả thực hiện, các TĐH chủ động duy trì các tiêu chuẩn và thực hiện tự đánh giá.

1.3.4. Một số bài học kinh nghiệm áp dụng đối với Việt Nam

Thực tiễn ở các quốc gia nói trên cho thấy những kinh nghiệm sau đây:

Thứ nhất, các đơn vị trong TĐH rất tự chủ. Lý do là trách nhiệm và quyền hạn của từng đơn vị được quy định rõ ràng, không chồng chéo về chức năng.

Thứ hai, việc sáp nhập các TĐH, tập đoàn hóa các ĐH là một xu hướng tất yếu, không chỉ đơn thuần là ghép các trường với nhau mà cần tổ chức, sắp xếp để tập trung đầu tư, tạo mối liên kết trên cơ sở tăng tính TC&TNXH của các ĐH.

Thứ ba, từng bước vận dụng mô hình và phương pháp quản lý công ty, doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm của TĐH (doanh nghiệp tri thức) nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng đào tạo, NCKH và đầu tư nguồn lực.

Thứ tư, nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội độc lập trong đánh giá và kiểm định chất lượng GDĐH thông qua đánh giá ba bên nhằm đảm bảo TNXH.

Thứ năm, đổi mới cơ chế quản lý trong TĐH theo hướng áp dụng cơ chế hội đồng trường, phân cấp quản lý mạnh cho các đơn vị thuộc trường.

Tiểu kết chƣơng 1

Nghiên cứu cơ sở lý luận về quyền TC&TNXH của các TĐH ở nước ta, Chương 1 của luận văn đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:

Thứ nhất, vấn đề TC&TNXH của TĐH chưa được nghiên cứu một cách toàn diện. Các nghiên cứu trước đây đi sâu phân tích về nội dung và phương thức QLNN nhằm tăng quyền tự chủ và nâng cao TNXH của TĐH. Hầu như chưa có nghiên cứu nào đề cập đến cách thức đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý trong TĐH để bảo đảm quyền TC&TNXH được thực thi hiệu quả. Phần đầu chương đã phân tích để thấy rõ lý do nghiên cứu đề tài này.

Thứ hai, các khái niệm liên quan đến công tác quản lý TĐH, đặc biệt là vấn đề TC&TNXH được đề cập làm rõ. Theo đó, quyền tự chủ của TĐH được cho là quyền tự kiểm soát, tự quản lý và thực thi các hoạt động bên trong nhà trường theo quy định của pháp luật. Còn TNXH được hiểu là việc TĐH phải báo

Formatted: Font: Not Italic, Italian (Italy) Formatted: Font: Not Italic, Italian (Italy) Formatted: Font: Not Italic, Italian (Italy) Formatted: Font: Not Italic, Italian (Italy) Formatted: Font: Not Italic, Italian (Italy) Formatted: Font: Not Italic, Italian (Italy)

cáo giải trình và minh bạch hóa các hoạt động của mình trước Nhà nước, xã hội và người học. Trên cơ sở đó luận văn đã phân tích làm rõ mối quan hệ sóng đôi giữa quyền TC&TNXH; sự cần thiết phải trao quyền tự chủ cho TĐH; các yếu tố ảnh hưởng cũng như những điều kiện đảm bảo quyền TC&TNXH cho TĐH.

Thứ ba, TĐH được chứng minh là mang lại lợi ích công về nhiều mặt và được coi là tổ chức sự nghiệp công ích cung cấp dịch vụ GDĐH của Nhà nước. Vì thế, trong quá trình đổi mới GDĐH, để TĐH chuyển biến phù hợp với nền KTTT, đáp ứng yêu cầu NNL chất lượng cao cho xã hội, một trong các vấn đề quan trọng của công tác quản lý là phải tăng quyền TC&TNXH cho các trường. Quyền tự chủ giúp cho TĐH phát huy tính chủ động, sáng tạo trong huy động các nguồn lực từ xã hội nhằm tăng nguồn thu và khả năng cạnh tranh để tổ chức đào tạo, NCKH và cung cấp NNL chất lượng cao, tri thức trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH. Điều này thúc đẩy việc tự quản, sự độc lập tư duy, tìm tòi chân lý và tính nghiêm túc khoa học của các TĐH.

Thứ tư, nghiên cứu thực tiễn trong và ngoài nước cho thấy, để thực hiện tốt quyền TC&TNXH của mình, TĐH cần phải nỗ lực tự đổi mới, mà một trong những hướng đi đó là phải phi hành chính hóa công tác quản lý, tập trung quyền ra quyết định cho các đơn vị cấp dưới nhằm phù hợp với tính năng động, cạnh tranh quyết liệt của nền KTTT. Các trường phải nhận thức được bản chất của quyền tự chủ cũng như trách nhiệm của mình đối với xã hội để tăng cường huy động các lực lượng, nguồn lực của xã hội để cùng thực hiện sứ mệnh của mình.

Như vậy, vấn đề đổi mới cơ chế quản lý để thực hiện và phát huy tính tích cực của quyền TC&TNXH phải được các TĐH đặc biệt quan tâm, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, là giải pháp hữu hiệu nhất để hoàn thành sứ mệnh của mình. Chương 2 sẽ nghiên cứu trường hợp ĐHQGHN, một trong những cơ sở GDĐH có quyền TC&TNXH cao hơn so với các TĐH công lập khác trong cả nước.

CHƢƠNG 2

QUYỀN TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ

2.1. Khái quát về Đại học Quốc gia Hà Nội

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 32)