3.3. Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý nhằm tăng cường hơn nữa quyền tự chủ và
3.3.1.3. Chuyển đổi cơ chế hoạt động và tăng cường phân cấp quản lý cho các
viện nghiên cứu khoa học
Nghị định 115 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, TCTN của tổ chức KH&CN công lập được coi là cơ chế “khoán 10” trong lĩnh vực KH&CN và đây là giải pháp đột phá trong đổi mới cơ chế quản lý hoạt động KH&CN. Các tổ chức KH&CN hoạt động theo Nghị định 115 được hiểu là đơn vị tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên, được tự chủ và TCTN về các lĩnh vực hoạt động của mình và chịu sự kiểm tra, giám sát của một cơ quan chủ quan. Mục tiêu thực hiện cơ chế tự chủ và TCTN của tổ chức KH&CN là “tăng cường trách nhiệm và nâng cao tính tích cực, chủ động, năng động, sáng tạo của tổ chức KH&CN và thủ trưởng tổ chức KH&CN; tạo điều kiện đầu tư có trọng điểm và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN…”. Do đó, nên khuyến khích và nếu cần thì thúc ép các tổ chức nghiên cứu KH&CN chuyển đổi tổ chức và hoạt động theo cơ chế tự chủ và TCTN.
Các đơn vị nghiên cứu KH&CN trong ĐHQGHN hiện gồm: 04 viện nghiên cứu (03 viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập) và 05 trung tâm nghiên
cứu. Đây đều là các tổ chức nghiên cứu KH&CN có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, do Thủ tướng Chính phủ hoặc Giám đốc ĐHQGHN quyết định thành lập, được tổ chức dưới hình thức viện, trung tâm và có đăng ký hoạt động với Bộ KH&CN. Tức là, các đơn vị nghiên cứu KH&CN trực thuộc ĐHQGHN đều nằm trong phạm vi áp dụng Nghị định 115.
Đối chiếu chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị nghiên cứu KH&CN trực thuộc ĐHQGHN với nội dung quy định tại Nghị định 115, chúng ta có thể chia các đơn vị nghiên cứu này thành 02 loại tổ chức sau:
i) 04 viện nghiên cứu KH&CN được tổ chức và hoạt động theo cơ chế tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên và đều là: các tổ chức nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách phục vụ QLNN. Theo Nghị định 115, kinh phí hoạt động thường xuyên được cấp cho loại hình tổ chức này theo phương thức khoán tương ứng với chức năng, nhiệm vụ thường xuyên được giao, không theo số lượng biên chế. Vì thế, cần chuyển đổi cơ chế hoạt động của các viện nghiên cứu thuộc ĐHQGHN theo phương thức trên.
ii) 05 trung tâm nghiên cứu KH&CN là các tổ chức NCKH và phát triển công nghệ tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên. Các đơn vị này đều được tổ chức và hoạt động theo Nghị định 115.
Khảo sát thực tế cho thấy, xuất phát điểm để chuyển đổi cơ chế hoạt động theo Nghị định 115 đối với các viện nghiên cứu KH&CN thuộc ĐHQGHN là khác nhau, nên từng viện nghiên cứu phải có lộ trình chuyển đổi phù hợp, với các mốc thời gian cụ thể để khắc phục các khó khăn, nhằm xây dựng được lộ trình chuyển đổi khả thi. Do đó, để tiến hành phân cấp quản lý và đảm bảo quyền TC&TNXH cao cho các viện nghiên cứu thuộc ĐHQGHN theo Nghị định 115, cần thực hiện chuyển đổi cơ chế hoạt động của các viện nghiên cứu theo trình tự sau:
Thứ nhất, Giám đốc ĐHQGHN ban hành các quy định, hướng dẫn cụ thể để chuyển đổi cơ chế hoạt động của các viện nghiên cứu sang loại hình tổ chức nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách phục vụ QLNN.
Thứ hai, ĐHQGHN chỉ đạo và hướng dẫn các viện nghiên cứu căn cứ vào quy định của Nhà nước, tiến hành xây dựng Đề án kiện toàn tổ chức và nâng cao
hiệu quả hoạt động, báo cáo Giám đốc ĐHQGHN phê duyệt chuyển đổi cơ chế hoạt động và phân bổ kinh phí cho các viện phù hợp với Điều 4 Nghị định 115:
“Tổ chức NCKH hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách phục vụ QLNN được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên theo nhiệm vụ được giao; được sắp xếp lại, củng cố và ổn định tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động” [6a].
Ngoài ra, ĐHQGHN cần thí điểm chuyển đổi cơ chế hoạt động của một số đơn vị nghiên cứu KH&CN sang hình thức công ty hoặc doanh nghiệp KH&CN. Sau khi phê duyệt chuyển đổi cơ chế hoạt động cho các viện nghiên cứu, ĐHQGHN cần phân cấp quản lý, trao quyền TC&TNXH cao về công tác tổ chức và nhân sự cho các viện theo quy định tại Nghị định 115, với mức độ tự chủ tương đương các TĐH thành viên.