Một số bài học kinh nghiệm áp dụng đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 37 - 39)

1.3. Kinh nghiệm trao quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho trường đại học

1.3.4. Một số bài học kinh nghiệm áp dụng đối với Việt Nam

Thực tiễn ở các quốc gia nói trên cho thấy những kinh nghiệm sau đây:

Thứ nhất, các đơn vị trong TĐH rất tự chủ. Lý do là trách nhiệm và quyền hạn của từng đơn vị được quy định rõ ràng, không chồng chéo về chức năng.

Thứ hai, việc sáp nhập các TĐH, tập đoàn hóa các ĐH là một xu hướng tất yếu, không chỉ đơn thuần là ghép các trường với nhau mà cần tổ chức, sắp xếp để tập trung đầu tư, tạo mối liên kết trên cơ sở tăng tính TC&TNXH của các ĐH.

Thứ ba, từng bước vận dụng mô hình và phương pháp quản lý công ty, doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm của TĐH (doanh nghiệp tri thức) nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng đào tạo, NCKH và đầu tư nguồn lực.

Thứ tư, nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội độc lập trong đánh giá và kiểm định chất lượng GDĐH thông qua đánh giá ba bên nhằm đảm bảo TNXH.

Thứ năm, đổi mới cơ chế quản lý trong TĐH theo hướng áp dụng cơ chế hội đồng trường, phân cấp quản lý mạnh cho các đơn vị thuộc trường.

Tiểu kết chƣơng 1

Nghiên cứu cơ sở lý luận về quyền TC&TNXH của các TĐH ở nước ta, Chương 1 của luận văn đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:

Thứ nhất, vấn đề TC&TNXH của TĐH chưa được nghiên cứu một cách toàn diện. Các nghiên cứu trước đây đi sâu phân tích về nội dung và phương thức QLNN nhằm tăng quyền tự chủ và nâng cao TNXH của TĐH. Hầu như chưa có nghiên cứu nào đề cập đến cách thức đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý trong TĐH để bảo đảm quyền TC&TNXH được thực thi hiệu quả. Phần đầu chương đã phân tích để thấy rõ lý do nghiên cứu đề tài này.

Thứ hai, các khái niệm liên quan đến công tác quản lý TĐH, đặc biệt là vấn đề TC&TNXH được đề cập làm rõ. Theo đó, quyền tự chủ của TĐH được cho là quyền tự kiểm soát, tự quản lý và thực thi các hoạt động bên trong nhà trường theo quy định của pháp luật. Còn TNXH được hiểu là việc TĐH phải báo

Formatted: Font: Not Italic, Italian (Italy) Formatted: Font: Not Italic, Italian (Italy) Formatted: Font: Not Italic, Italian (Italy) Formatted: Font: Not Italic, Italian (Italy) Formatted: Font: Not Italic, Italian (Italy) Formatted: Font: Not Italic, Italian (Italy)

cáo giải trình và minh bạch hóa các hoạt động của mình trước Nhà nước, xã hội và người học. Trên cơ sở đó luận văn đã phân tích làm rõ mối quan hệ sóng đôi giữa quyền TC&TNXH; sự cần thiết phải trao quyền tự chủ cho TĐH; các yếu tố ảnh hưởng cũng như những điều kiện đảm bảo quyền TC&TNXH cho TĐH.

Thứ ba, TĐH được chứng minh là mang lại lợi ích công về nhiều mặt và được coi là tổ chức sự nghiệp công ích cung cấp dịch vụ GDĐH của Nhà nước. Vì thế, trong quá trình đổi mới GDĐH, để TĐH chuyển biến phù hợp với nền KTTT, đáp ứng yêu cầu NNL chất lượng cao cho xã hội, một trong các vấn đề quan trọng của công tác quản lý là phải tăng quyền TC&TNXH cho các trường. Quyền tự chủ giúp cho TĐH phát huy tính chủ động, sáng tạo trong huy động các nguồn lực từ xã hội nhằm tăng nguồn thu và khả năng cạnh tranh để tổ chức đào tạo, NCKH và cung cấp NNL chất lượng cao, tri thức trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH. Điều này thúc đẩy việc tự quản, sự độc lập tư duy, tìm tòi chân lý và tính nghiêm túc khoa học của các TĐH.

Thứ tư, nghiên cứu thực tiễn trong và ngoài nước cho thấy, để thực hiện tốt quyền TC&TNXH của mình, TĐH cần phải nỗ lực tự đổi mới, mà một trong những hướng đi đó là phải phi hành chính hóa công tác quản lý, tập trung quyền ra quyết định cho các đơn vị cấp dưới nhằm phù hợp với tính năng động, cạnh tranh quyết liệt của nền KTTT. Các trường phải nhận thức được bản chất của quyền tự chủ cũng như trách nhiệm của mình đối với xã hội để tăng cường huy động các lực lượng, nguồn lực của xã hội để cùng thực hiện sứ mệnh của mình.

Như vậy, vấn đề đổi mới cơ chế quản lý để thực hiện và phát huy tính tích cực của quyền TC&TNXH phải được các TĐH đặc biệt quan tâm, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, là giải pháp hữu hiệu nhất để hoàn thành sứ mệnh của mình. Chương 2 sẽ nghiên cứu trường hợp ĐHQGHN, một trong những cơ sở GDĐH có quyền TC&TNXH cao hơn so với các TĐH công lập khác trong cả nước.

CHƢƠNG 2

QUYỀN TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)