Cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 41 - 44)

2.1. Khái quát về Đại học Quốc gia Hà Nội

2.1.3.Cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý

Có thể khái quát cơ cấu tổ chức của ĐHQGHN bằng Sơ đồ 2.1 dưới đây:

Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của Đại học Quốc gia Hà Nội HỘI ĐỒNG ĐHQGHN

Hội đồng khoa học và đào tạo và các Hội đồng khoa

học ngành, liên ngành

Giám đốc và các Phó Giám đốc ĐHQGHN

Các đơn vị phục vụ, dịch vụ Các đơn vị đào tạo

(trường ĐH, khoa trực thuộc, trung tâm ĐT)

Văn phòng, các Ban chức năng

Các đơn vị NCKH (viện, trung tâm)

ĐHQGHN được xác định là một hệ thống gồm các đơn vị đào tạo, nghiên cứu KH&CN và phục vụ không khép kín về hoạt động chuyên môn, cơ sở vật chất, được Nhà nước thí điểm và ưu tiên trao quyền TC&TNXH cao. Hệ thống ĐHQGHN được quản lý và điều hành bởi Hội đồng và Ban Giám đốc ĐHQGHN với sự trợ giúp của một số cơ quan tham mưu, tư vấn.

Hội đồng ĐHQGHN gồm các thành viên là: Giám đốc và các Phó Giám đốc ĐHQGHN, các hiệu trưởng, viện trưởng và khoảng 30% thành viên khác là đại diện các giáo sư, nhà khoa học có uy tín, đại diện lãnh đạo một số cơ quan trung ương và thành phố Hà Nội. Hội đồng ĐHQGHN quyết nghị tập thể các vấn đề về: chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và hàng năm của ĐHQGHN; các đề án thành lập, giải thể TĐH, viện nghiên cứu và các trung tâm đào tạo và NCKH; thẩm định và thông qua các quy chế về sử dụng CBVC và quy chế đào tạo ĐH, sau ĐH... Do đó, Hội đồng ĐHQGHN được Thủ tướng uỷ quyền quyết định các vấn đề lớn của ĐHQGHN, đây gần như là Hội đồng duy nhất trong hệ thống GDĐH Việt Nam có quyền lực như vậy.

Ban Giám đốc ĐHQGHN gồm Giám đốc và 04 Phó Giám đốc, có trách nhiệm thực hiện các quyết nghị của Hội đồng ĐHQGHN theo quyền hạn được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của ĐHQG. Giám đốc ĐHQGHN là đại diện pháp nhân của ĐHQGHN trong quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động của ĐHQGHN.

Các đơn vị tham mưu, giúp việc Giám đốc ĐHQGHN gồm: Văn phòng và 08 ban chức năng (Cơ quan ĐHQGHN).

Hội đồng Khoa học và Đào tạo là tổ chức có chức năng tư vấn cho Giám đốc ĐHQGHN về định hướng chiến lược trong công tác đào tạo và NCKH.

Trong cơ cấu tổ chức của ĐHQGHN, các đơn vị trực thuộc được chia thành ba loại: các đơn vị đào tạo, các đơn vị NCKH và các đơn vị phục vụ.

i) Các đơn vị đào tạo gồm các TĐH thành viên, khoa trực thuộc và các trung tâm đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. TĐH thành viên có quyền TC&TNXH cao theo Luật Giáo dục, Điều lệ TĐH, Nghị định 43... đồng thời theo phân cấp quản lý của ĐHQGHN.

ii) Các đơn vị NCKH gồm các viện và trung tâm nghiên cứu KH&CN có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có quyền TC&TNXH theo Nghị định 115, đồng thời theo phân cấp quản lý của ĐHQGHN.

iii) Các đơn vị phục vụ công tác đào tạo và NCKH là các đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức và hoạt động theo cơ chế tự chủ do ĐHQGHN quy định.

Các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN tuy có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng phối hợp để thực hiện nhiệm vụ chung. ĐHQGHN áp dụng cơ chế liên thông, liên kết giữa các đơn vị, phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực, sử dụng chung đội ngũ CBKH và cơ sở vật chất, kỹ thuật (phòng thí nghiệm, thư viện, ký túc xá, ngoại ngữ, lý luận chính trị, thể chất - thể thao, quốc phòng - an ninh, công nghệ thông tin...) nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực, lợi thế đa ngành, đa lĩnh vực và thế mạnh chuyên sâu của từng đơn vị để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ĐHQGHN.

Tính đến hết năm 2010, ĐHQGHN có 36đơn vị trực thuộc, trong đó: - Đơn vị đào tạo (16 đơn vị): Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Công nghệ, Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Giáo dục, Khoa Luật, Khoa Quốc tế, Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Sau đại học, Khoa Y - Dược, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên Lý luận chính trị, Trung tâm Công nghệ đào tạo và Hệ thống việc làm, Trung tâm Phát triển hệ thống, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao.

- Đơn vị nghiên cứu KH&CN (9 đơn vị): Viện Công nghệ Thông tin, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Nghiên cứu về Phụ nữ, Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo, Trung tâm Quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu, Trung tâm Nghiên cứu Đô thị.

- Đơn vị phục vụ (11 đơn vị): Nhà Xuất bản, Nhà In, Tạp chí Khoa học, Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Phát triển đô thị đại học, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu châu Á, Trung tâm Thông tin - Thư viện,

Formatted: Italian (Italy) Formatted: Italian (Italy)

Formatted: Italian (Italy), Not Expanded by /

Condensed by

Formatted: Italian (Italy) Formatted: Italian (Italy) Formatted: Italian (Italy)

Formatted: Italian (Italy), Not Expanded by /

Condensed by

Formatted: Italian (Italy), Not Expanded by /

Condensed by

Formatted: Italian (Italy), Not Expanded by / (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Condensed by

Formatted: Italian (Italy), Not Expanded by /

Condensed by

Formatted: Italian (Italy), Not Expanded by /

Condensed by

Formatted: None

Trung tâm Truyền thông và Quan hệ công chúng, Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin, Văn phòng hợp tác ĐHQGHN và Đại học Kyoto, Ban Quản lý và phát triển dự án.

Cơ chế quản lý và điều hành của ĐHQGHN đối với các đơn vị trực thuộc được thực hiện đầy đủ với quyền TC&TNXH cao của một đơn vị sự nghiệp đặt dưới sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng. Theo Quy chế tổ chức và hoạt động, ĐHQGHN cùng lúc thực hiện ba chức năng:

Một, ĐHQGHN là một tổ hợp, một trung tâm ĐH thực hiện trách nhiệm và giải quyết công việc như một cơ quan chủ quản của các đơn vị trực thuộc. Chức năng quản lý vĩ mô của ĐHQGHN được thể hiện ở việc:

- Xây dựng và ban hành các quy chế, quy định, tiêu chuẩn, định mức chung trong toàn ĐHQGHN; Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nhiệm vụ của ĐHQGHN và phê duyệt đối với các đơn vị trực thuộc.

- Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động của các đơn vị.

Hai, chức năng điều phối, liên kết các đơn vị trực thuộc để phát huy thế mạnh đặc thù, đồng thời bù đắp các thiếu hụt về đội ngũ CBKH, cơ sở vật chất, trang thiết bị… của từng đơn vị nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực chung.

Ba, chức năng trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, NCKH liên ngành, liên lĩnh vực, có sự phối hợp của nhiều đơn vị trực thuộc. Đối với các đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ đào tạo ĐH, sau ĐH như các khoa, trung tâm đào tạo trực thuộc thì ĐHQGHN thực hiện một số nhiệm vụ của một TĐH, ví dụ như cấp bằng ĐH, sau ĐH cho người học do các đơn vị này đào tạo.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 41 - 44)