3.3. Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý nhằm tăng cường hơn nữa quyền tự chủ và
3.3.1. Tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho các đơn vị trực thuộc
thuộc
Bản chất của việc bảo đảm quyền TC&TNXH cho các tổ chức GDĐH là hướng tới việc tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng để từng tổ chức tự quyết định tương lai, tự lựa chọn ưu tiên để phát triển và chịu trách nhiệm đối với phần công việc của mình mà không bị “cản trở”, ít nhất là từ các cơ quan QLNN. Điều
này đặt ra một số yêu cầu: Thứ nhất, một số thẩm quyền quản lý không thuộc chức năng quản lý vĩ mô sẽ dần được chuyển giao xuống cấp dưới. Thứ hai, xác định và thể chế hoá vai trò, chức năng các cấp quản lý. Thứ ba, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát. Thứ tư, mở rộng dân chủ ở cấp đơn vị. Hội nghị trung ương 6, khoá IX đã kết luận: “Thực hiện mạnh mẽ phân cấp QLGD, phát huy tính chủ động, TNXH của các cơ sở GDĐH nhất là các TĐH…”.
Với quyền TC&TNXH cao của mình, ĐHQGHN cần từng bước xóa bỏ cơ chế quản lý hành chính nặng về “mệnh lệnh”, “xin - cho”, chuyển sang quản lý theo chất lượng và hiệu quả hoạt động. Song song đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động nhằm bảo đảm sự trung thực và minh bạch của các đơn vị trong hoạt động và cung cấp dịch vụ GDĐH cũng như việc sử dụng các nguồn lực.
Kết quả phỏng vấn các CBQL trong ĐHQGHN cho thấy:
“...vấn đề mấu chốt nhất để xây dựng mô hình ĐH đa ngành, đa lĩnh vực, có quyền TC&TNXH cao của ĐHQGHN hiện nay, theo tôi, phải có được một cơ chế phân cấp quản lý hợp lý hơn nữa cho các đơn vị trực thuộc, đặc biệt đối với các TĐH thành viên, viện nghiên cứu. Làm thế nào cho họ có quyền chủ động thực sự trong xây dựng cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, nhân sự, tài chính, quan hệ hợp tác... để hoạt động đạt hiệu quả cao nhất. Vì sao? Bởi, các đơn vị phải “mạnh” thì ĐHQGHN mới “mạnh” được. Mà các đơn vị muốn “mạnh” thì họ phải được chủ động để sáng tạo trong huy động các nguồn lực, phát huy lợi thế của riêng họ, kết hợp với liên thông, liên kết với các đơn vị khác để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao, từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp chung cho toàn ĐHQGHN... tuy nhiên cần lưu ý, đi đôi với phân cấp quản lý cho các đơn vị, chúng ta cần phải có cơ chế để kiểm tra, giám sát, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm của đơn vị đối với các nhiệm vụ được phân cấp...”. (Nam, PGS, TS, Trường ĐHKHTN)
“Mô hình ĐHQGHN hiện nay vẫn chưa ổn định, còn nhiều chắp vá, về cơ bản vẫn theo khung mẫu của Liên Xô cũ và các nước Đông Âu mà một đặc điểm nổi bật là cơ cấu tổ chức và quản lý theo kiểu “từ trên - xuống”... Bởi vậy, “vấn đề đầu tiên của phương hướng xây dựng ĐHQGHN thành trung tâm đào tạo, NCKH đẳng cấp quốc tế, với cơ chế quản trị ĐH tiên tiến là phải chuyển đổi mô hình tổ chức ĐH từ khung mẫu của Liên Xô và những khiếm khuyết hiện có sang khung mẫu của các nước có nền GDĐH phát triển, nên theo mô hình của các ĐH ở Hoa Kỳ, trong đó thẩm quyền ra quyết định quản lý cần trao cho các đơn vị trực thuộc nhiều hơn nữa...”.
Do đó, ĐHQGHN cần tăng cường phân cấp quản lý, trao quyền tự chủ mạnh mẽ cho các đơn vị trực thuộc theo hướng trao quyền quyết định nhiều nhất cho thủ trưởng đơn vị nhằm bảo đảm tính thống nhất, chủ động và sáng tạo trong hoạt động của các đơn vị. ĐHQGHN hạn chế can thiệp sâu vào các hoạt động tác nghiệp cụ thể hay quyết định đối với những vấn đề riêng của các đơn vị cũng như yêu cầu các đơn vị phải xin “ý kiến hình thức” về các vấn đề như thành lập tổ chức, nhân sự, cách thức chi tiêu... Thay vào đó, ĐHQGHN tập trung thiết lập môi trường thúc đẩy sự tự chủ, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với các nhiệm vụ đã được phân cấp.
Hiện nay, trong ĐHQGHN bao gồm 36 đơn vị trực thuộc, có chức năng, nhiệm vụ, quy mô tổ chức và năng lực hoạt động khác nhau, nên để có cơ sở cho việc phân cấp quản lý và xác định quyền TC&TNXH phù hợp với từng loại đơn vị, trước tiên ĐHQGHN cần phân loại lại các đơn vị trực thuộc.