2.2. Thực trạng phân cấp quản lý và thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm
2.2.1.5. Về quản lý nhân sự
Theo Quy chế tổ chức và hoạt động, trong công tác nhân sự, Giám đốc ĐHQGHN có quyền hạn và trách nhiệm sau:
i) Được quyền quyết định chỉ tiêu, kế hoạch biên chế sự nghiệp; thẩm định, phê duyệt và giao chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị trực thuộc.
ii) Hướng dẫn phân cấp quản lý biên chế đối với các đơn vị trực thuộc. iii) Bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm thủ trưởng, phó thủ trưởng các đơn vị trực thuộc (trừ hiệu trưởng, viện trưởng).
iv) Xây dựng và ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn về: tiêu chuẩn, cách thức định biên, tuyển dụng, sử dụng CBVC; chế độ lương, phụ cấp, nâng lương và các chế độ chính sách khác cho CBVC trong ĐHQGHN.
Formatted: Font: 12 pt, Italic Formatted: Font: 12 pt, Italic Formatted: Font: 12 pt, Italic
Formatted: Font: Italic, French (France) Formatted: Font: Italic, French (France)
Formatted: Font: Italic
Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic
v) Trực tiếp quản lý các cán bộ là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, viện trưởng, phó viện trưởng, chánh, phó văn phòng, trưởng, phó ban chức năng và thủ trưởng, phó thủ trưởng đơn vị trực thuộc.
vi)Quyết định khen thưởng, kỷ luật ở cấp ĐHQGHN hoặc đề nghị các bộ, ngành khen thưởng cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc…
Nếu so với quyền tự chủ về biên chế, tuyển dụng và sử dụng đội ngũ CBVC của các TĐH khác trong hệ thống GDĐH nước ta, thì ĐHQGHN có quyền chủ động cao nhất. Tuy nhiên, nếu so với tính TCĐH của các nước trên thế giới như đã nêu ở Chương 1 và với yêu cầu phát triển của ĐHQGHN trong giai đoạn sắp tới, thì quyền TC&TNXH về công tác nhân sự của ĐHQGHN vẫn còn bị hạn chế. Nguyên nhân là do các quy định của Nhà nước về tuyển dụng, hợp đồng lao động, đánh giá và sa thải cán bộ; hệ thống thang bảng lương cứng nhắc; chế độ chính sách; tiêu chuẩn cán bộ, định mức lao động lạc hậu, bất cập... Một số hạn chế có thể kể đến như:
Thứ nhất, ĐHQGHN là cơ quan chủ quản của các đơn vị trực thuộc. Theo Điều lệ trường ĐH: “Thủ trưởng cơ quan chủ quản bổ nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng các TĐH công lập” [51]. Tuy nhiên, Giám đốc ĐHQGHN lại chưa được trao thẩm quyền quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng TĐH, viện trưởng viện nghiên cứu trực thuộc. Do đó, đã gây nhiều khó khăn trong công tác chỉ đạo, quản lý của Giám đốc ĐHQGHN đối với các hiệu trưởng, viện trưởng. Kết quả khảo sát các CBQL trong ĐHQGHN qua Bảng 2.2, Mục 8, cho thấy có tới 93% ý kiến cho rằng Giám đốc ĐHQGHN cần được trao quyền bổ nhiệm hiệu trưởng TĐH, viện trưởng viện nghiên cứu trực thuộc, đã phần nào thể hiện sự mong muốn được trao quyền tự chủ cao hơn nữa cho ĐHQGHN về công tác nhân sự.
Thứ hai, mặc dù được quyền tự chủ cao về tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ CBVC, nhưng ĐHQGHN chưa được tự chủ hoàn toàn về các chế độ chính sách cán bộ, chưa có cơ chế đặc biệt trong sử dụng ngân sách nhà nước để thu hút CBKH trình độ cao về công tác; chưa được tự quyết định tất cả việc nâng ngạch viên chức, bổ nhiệm các chức danh khoa học theo nhu cầu công tác và khả năng cán bộ. Kết quả khảo sát các CBQL trong ĐHQGHN qua Bảng 2.2, Mục 9,
Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic
Formatted: Indent: First line: 0.47" Formatted: Font: Italic
Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic
Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic
có 80% ý kiến mong đợi Nhà nước sẽ trao quyền bổ nhiệm ngạch phó giáo sư và tương đương trở lên cho ĐHQGHN.
Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Nghị định 116/2003/NĐ-CP, Nghị định 43, Nghị định 115… ĐHQGHN đã triển khai thực hiện tốt quyền TC&TNXH trong công tác định biên, tuyển dụng, quản lý và sử dụng CBVC của mình thông qua việc ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện cụ thể và các giải pháp hữu hiệu trong phát triển, hoàn thiện đội ngũ CBVC chất lượng cao, trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đa dạng của ĐHQGHN. Điều này được thể hiện qua các lĩnh vực của công tác nhân sự:
Trong công tác định biên nhân lực (xác định biên chế) cho các đơn vị:
ĐHQGHN đã ban hành Hướng dẫn công tác định biên, tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong ĐHQGHN số 1660/TCCB ngày 15/12/2005 và Hướng dẫn công tác định biên nhân lực của các đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo và NCKH ở ĐHQGHN số 1923/HD-ĐHQGHN ngày 28/6/2010. Theo đó, ĐHQGHN áp dụng phương thức giao tổng chỉ tiêu nhân lực cho đơn vị trực thuộc căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, đặc biệt là nhân lực đào tạo ĐH chính quy cho các đơn vị đào tạo và thông qua đó phân bổ kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị.
Trong công tác tuyển dụng, quản lý và sử dụng CBVC cũng có nhiều đổi mới. Ngoài Hướng dẫn công tác định biên, tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong ĐHQGHN số 1660/TCCB ngày 15/12/2005, ĐHQGHN còn ban hành Hướng dẫn tuyển dụng viên chức trong ĐHQGHN số 1815/HD- ĐHQGHN ngày 18/6/2010, đồng thời đơn giản hóa các thủ tục tuyển dụng, tiếp nhận, áp dụng linh động hình thức tuyển dụng bằng xét tuyển đối với các cán bộ có trình độ thạc sĩ trở lên; áp dụng các loại hợp đồng làm việc linh hoạt đối với CBVC (hợp đồng làm việc và hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP) nên phần nào đã hạn chế tình trạng biên chế cứng nhắc, những khó khăn trong tuyển dụng và sử dụng cán bộ như trước đây. Ngoài ra, ĐHQGHN luôn chú trọng thu hút cán bộ trình độ cao về công tác và tham gia giảng dạy, NCKH dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo cơ chế thuận lợi để CBKH phát huy hết khả năng, sáng tạo và làm chủ học thuật của họ.
Formatted: English (United States) Formatted: English (United States)
Formatted: Font: Times New Roman,
Indonesian (Indonesia), Condensed by 0.3 pt
Formatted: Font: Times New Roman, Not
Italic, Indonesian (Indonesia), Condensed by 0.3 pt
Formatted: Font: Times New Roman, Not
Italic, Indonesian (Indonesia), Condensed by 0.3 pt
Bảng 2.4: Số liệu tuyển dụng, thu hút cán bộ về ĐHQGHN (2007 - 2010)
Năm
Tuyển dụng mới Tiếp nhận từ đơn vị khác Tổng TS ThS ĐH và khác Tổng GS.TS PGS. TS TS ThS ĐH và khác 2007 13 1 2 6 1 3 2008 81 13 36 32 15 1 1 4 5 4 2009 109 9 25 75 16 2 3 5 4 2 2010 15 8 3 4 15 1 2 4 4 4 (Nguồn: Ban Tổ chức Cán bộ)
Qua số liệu ở Bảng 2.4, có thể thấy việc thu hút cán bộ từ các cơ quan, tổ chức nhà nước khác, đặc biệt là từ các cơ sở GDĐH đang ngày càng trở thành một phương thức hiệu quả nhằm thu hút CBKH có trình độ chuyên môn cao và CBQL có khả năng quản lý tốt về ĐHQGHN công tác.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, ngoài việc thực hiện theo Nghị định 116/2003/NĐ-CP, ĐHQGHN đã ban hành Quy định về tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng giảng viên ở ĐHQGHN theo Quyết định số 1955/QĐ-TCCB ngày 16/11/2006, trong đó quy định tiêu chuẩn tuyển chọn giảng viên của ĐHQGHN cao hơn so với tiêu chuẩn tuyển chọn giảng viên của các TĐH khác. Theo đó, người được giữ lại tạo nguồn làm giảng viên của ĐHQGHN phải là những sinh viên chính quy tốt nghiệp loại giỏi trở lên; hoặc người tốt nghiệp ĐH loại khá và có học vị ThS (với kết quả học tập đạt điểm trung bình chung trên 8,0) nhưng không quá 35 tuổi; hoặc những người có học vị TS nhưng không quá 50 tuổi; hoặc những người có chức danh GS, PGS nhưng không quá 55 tuổi. Với cơ chế tuyển dụng này, các TĐH thành viên có quyền chủ động cao hơn trong việc quản lý đội ngũ cán bộ như: xác định biên chế, tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ giảng viên của mình.
Trong việc sử dụng CBVC: ngoài đội ngũ cán bộ cơ hữu, ĐHQGHN còn sử dụng đội ngũ cán bộ hợp đồng lao động, cán bộ hợp đồng theo công việc, giảng viên thỉnh giảng đến từ các đơn vị ngoài. Ở một số đơn vị trực thuộc đã sử dụng hình thức thuê khoán ngoài đối với một số công việc mang tính chất phục vụ như bảo vệ, lao
càng có nhiều chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu thế giới sang nghiên cứu, giảng dạy tại ĐHQGHN. Tuy nhiên, đến nay ĐHQGHN vẫn chưa có nhiều chính sách hướng dẫn, quy định đối với việc quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ chuyên gia này.
Trong công tác nhân sự lãnh đạo quản lý: ĐHQGHN đã ban hành Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm CBQL theo Quyết định số 4031/2008/QĐ-ĐHQGHN ngày 02/7/2008, trong đó quy định rõ tiêu chuẩn, quy trình, thẩm quyền bổ nhiệm CBQL ở các cấp trong ĐHQGHN. Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, ĐHQGHN đã quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm cao hơn so với các đơn vị bên ngoài (ví dụ, tiêu chuẩn bổ nhiệm trưởng các ban chức năng phải là tiến sĩ, hiệu trưởng TĐH thành viên phải là phó giáo sư trở lên…).
Về điều động, luân chuyển CBQL: từ 2005-2010, ĐHQGHN là đơn vị tiên phong trong các TĐH ở nước ta thực hiện việc điều động, luân chuyển 16 CBQL giữa các ban chức năng với các đơn vị trực thuộc, giữa các đơn vị trực thuộc với nhau, tạo điều kiện cho cán bộ có điều kiện trải nghiệm qua các vị trí quản lý. Đây là kết quả của việc thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về điều động, luân chuyển cán bộ.
Về chế độ, chính sách cán bộ: ĐHQGHN là một trong các đơn vị sớm được thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP và thực hiện quyền tự chủ về tài chính, tổ chức, biên chế theo Nghị định 43, Nghị định 115. Quyền tự chủ về tài chính và nhân sự đã tạo điều kiện thuận lợi để ĐHQGHN thực hiện phân bổ chỉ tiêu nhân lực theo nhiệm vụ, tạo điều kiện cho các đơn vị xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ. Để khuyến khích cán bộ, ĐHQGHN đã ban hành Hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi cán bộ khoa học trình độ cao số 2164/HD-ĐHQGHN ngày 21/7/2010, theo đó, những CBKH giảng dạy và NCKH vượt định mức quy định được thanh toán kinh phí với định mức cao hơn các quy định hiện hành của Nhà nước.
Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: hàng năm, căn cứ vào nguồn kinh phí và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các đơn vị, ĐHQGHN xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở trong và ngoài nước và qua đó phê duyệt kinh phí cho các đơn vị để thực hiện. ĐHQGHN thường xuyên phối hợp với các đơn vị khác để trực tiếp tổ
Formatted: Font: Italic
Formatted: Font: Italic
chức mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng hoặc giao cho các đơn vị tổ chức. Với thế mạnh về quan hệ hợp tác quốc tế, nên mỗi năm ĐHQGHN đã cử hàng nghìn lượt cán bộ, giảng viên đi thỉnh giảng, học tập, trao đổi NCKH ở nước ngoài…
Bảng 2.5: Thống kê công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ (2005 - 2010)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
ĐTBD trong nước 957 2.146 788 1.157 1.975 2.944 ĐTBD Nước ngoài 379 389 507 458 998 1.176
(Nguồn: Ban Tổ chức Cán bộ)
Như vậy, thời gian qua ĐHQGHN đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác xây dựng, phát triển, quản lý và sử dụng CBVC. Tính tại thời điểm năm 2000, ĐHQGHN có 1.988 cán bộ cơ hữu, trong đó 58 GS, 178 PGS, 52 TSKH, 435 TS, 322 ThS. Tính đến 30/6/2010, đội ngũ CBVC của ĐHQGHN tăng gần 20%, trong 3.426 CBVC của ĐHQGHN có 1.858 giảng viên, với 41 GS, 254 PGS, 687 TSKH và TS, 899 ThS (xem Bảng 2.1).
Bảng 2.6: Đội ngũ cán bộ cơ hữu của ĐHQGHN (1993 - 2010) Năm 1993 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010 Tổng số CBVC 2.816 1.988 2.004 2.590 2.399 Tổng số giảng viên 1.968 1.241 1.349 1.411 1.858 Tỷ lệ GS, PGS / GV 15,6% 17,2% 14,8% 18,1% 15,9% Tỷ lệ TS, TSKH / GV 18,4% 38,1% 36,0% 37,6% 36,9% (Nguồn: Ban Tổ chức Cán bộ)
Qua phân tích các số liệu, chúng ta nhận thấy đội ngũ CBVC, đặc biệt là CBKH của ĐHQGHN vào loại mạnh nhất so với các TĐH trong nước cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ giảng viên có trình độ TS, TSKH của ĐHQGHN đạt 36,9%; tỷ lệ giảng viên có học hàm GS, PGS đạt 15,9% (Bảng 2.6), trong đó có nhiều CBKH đầu đàn, đầu ngành có uy tín cao thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội nhân văn, ngoại ngữ, công nghệ, kinh tế, luật, giáo dục... chẳng hạn, Trường ĐHKHTN có 123 GS và PGS, 221 TSKH và TS trong tổng số 396 giảng viên cơ hữu; tiếp đến là Trường ĐHKHXH&NX với số liệu tương ứng là
72 và 134 (Bảng 2.7). Kết quả khảo sát các CBQL trong ĐHQGHN qua Bảng 2.2, Mục 7, cho thấy có 84% ý kiến đồng ý ĐHQGHN đã xây dựng được đội ngũ CBVC mạnh và đồng bộ, đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Bảng 2.7: Đội ngũ giảng viên cơ hữu của TĐH thành viên (đến 30/6/2010)
STT Tên đơn vị đào tạo
Tổng số GV cơ hữu Trong đó GS PGS TSKH và TS ThS 1 Trường ĐHKHTN 396 14 109 221 146 2 Trường ĐHKHXH&NV 349 5 67 134 173 3 Trường ĐHNN 621 4 18 69 282 4 Trường ĐHCN 171 2 18 91 57 5 Trường ĐHKT 81 0 11 37 45 6 Trường ĐHGD 37 2 6 23 18 7 Khoa Luật 34 5 3 20 14 (Nguồn: Ban Tổ chức Cán bộ)
Tuy nhiên, đội ngũ CBVC của ĐHQGHN còn thiếu đồng bộ về cơ cấu chuyên môn, trình độ, lứa tuổi và phân bố không đều giữa các đơn vị cũng như lĩnh vực và ngành học, đặc biệt nếu so với tỷ lệ CBKH cơ hữu tại các TĐH có uy tín trên thế giới thì tỷ lệ giảng viên có trình độ TS trở lên ở ĐHQGHN còn tương đối thấp. Nguy cơ hẫng hụt đội ngũ CBKH, CBQL trở nên gay gắt, nhất là trong lĩnh vực ngoại ngữ và một số ngành công nghệ cao, KT-XH mũi nhọn. Độ tuổi bình quân của CBKH cao, đặc biệt là các CBKH đầu ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội nhân văn. Tỷ lệ giảng viên/nghiên cứu viên, sinh viên/giảng viên ở ĐHQGHN tương đối cao.
Ngoài quyền tự chủ về đào tạo, NCKH, tài chính, tổ chức và nhân sự như đã phân tích ở trên, các lĩnh vực hoạt động khác của ĐHQGHN như: thanh tra, hợp tác quốc tế, thi đua - khen thưởng, học sinh - sinh viên… cũng được Nhà nước giao quyền tự chủ cao. Đây là các lợi thế để ĐHQGHN phát huy được thế mạnh, ổn định, phát triển và khẳng định được vai trò, vị trí nòng cốt trong hệ thống GDĐH Việt Nam.
Thực trạng hoạt động của ĐHQGHN thời gian qua cho thấy, nhằm thực
đơn vị trực thuộc, ĐHQGHN đã nghiên cứu, ban hành kịp thời, sát thực tiễn hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện để tạo “hành lang pháp lý” rõ ràng, minh bạch cho các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt nhất quyền TC&TNXH trong các hoạt động. Kết quả khảo sát các CBQL trong ĐHQGHN qua Bảng 2.2, Mục 2, cho thấy có 88% ý kiến đồng ý cho rằng ĐHQGHN đã đảm bảo được các yêu cầu về quyền TC&TNXH trong các lĩnh vực tổ chức và hoạt động để phát triển, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kết quả khảo sát tại Mục 6, cho thấy có tới 91% ý kiến đồng ý cho rằng hệ thống văn bản quản lý của ĐHQGHN đã tương đối hoàn thiện, đảm bảo sự chủ động, sáng tạo trong mọi công việc cho các đơn vị.
Tóm lại, việc triển khai thực hiện tốt quyền TC&TNXH trên đây là tiền đề cho sự phát triển của ĐHQGHN cũng như các TĐH khác trong hệ thống GDĐH ở nước ta. Sự khác nhau để khẳng định được ĐHQGHN đóng vai trò làm nòng cốt và đầu tàu trong hệ thống GDĐH là ở cấp độ thực hiện các thẩm quyền đó,