Phân loại đơn vị trực thuộc

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 81 - 84)

3.3. Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý nhằm tăng cường hơn nữa quyền tự chủ và

3.3.1.1. Phân loại đơn vị trực thuộc

Hiện nay, nhiều đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng trực thuộc ĐHQGHN và thuộc các đơn vị trực thuộc chưa được phân loại. Điều này đã gây nên sự thiếu thống nhất về phân loại các đơn vị trực thuộc. Trên thực tế, việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo nguyên tắc và các tiêu chí nhất định không những khắc phục tình trạng trên mà còn làm cơ sở cho việc thực hiện các chế độ, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của mỗi đơn vị, đổi mới phương thức phân cấp, phân quyền quản lý, xác định cách thức đầu tư phù hợp cho mỗi loại hình đơn vị theo hệ thống phân loại.

“…các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN đều là đơn vị sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và được xếp theo nhiều loại hình. Vì vậy, để đảm bảo thực thi tốt quyền TC&TNXH của ĐHQGHN, điều trước tiên phải làm là phân loại lại các đơn vị để có cơ sở xác định mức độ giao quyền TC&TNXH. Việc phân loại các đơn vị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy mô hoạt động, khả năng tài chính… sẽ giúp quá trình xác định và ra quyết định về mức độ quyền TC&TNXH của các đơn vị đảm bảo tính khoa học. Trên cơ sở phân loại đó điều thiết yếu là xác định rõ vai trò quản lý của ĐHQGHN, tạo điều kiện để các đơn vị được chủ động trong mọi hoạt động. Việc tăng cường phân cấp quản lý, đảm bảo quyền TC&TNXH cho các đơn vị muốn thực hiện được cần có sự chỉ đạo thống nhất của ĐHQGHN để đảm bảo hiệu lực và tính khả thi...”. (Nam, PGS, TS, ĐHQGHN)

Trước đây, ĐHQGHN đã phân loại các đơn vị trực thuộc theo các tiêu chí quy định tại Nghị định 43, tức là dựa vào mức độ tự chủ về tài chính, nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị để phân loại và trao quyền tự chủ. Theo đó, các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN được phân loại thành 03 nhóm:

1) Nhóm các đơn vị sự nghiệp được cấp toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên từ ngân sách nhà nước, như: Cơ quan ĐHQGHN, Tạp chí Khoa học.

2) Nhóm các đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, như: các TĐH thành viên, khoa trực thuộc, viện nghiên cứu, các trung tâm đào tạo, nghiên cứu KH&CN và phục vụ.

3) Các đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, như: Nhà Xuất bản, Nhà In, một số đơn vị đào tạo, NCKH và phục vụ.

Thực tiễn cho thấy, việc phân loại các đơn vị sự nghiệp nếu chỉ dựa chủ yếu vào mức độ tự chủ về tài chính là chưa thực sự hợp lý. Do đó, phân loại đơn vị trực thuộc ĐHQGHN cần căn cứ thêm các tiêu chí tại Quy định về phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp dịch vụ công lập ban hành theo Quyết định số 181/2005/QĐ-TTg ngày 19/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Đó là các tiêu chí:

- Loại hình và tính chất tổ chức; ngành, lĩnh vực hoạt động của tổ chức. - Cấp quản lý, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức.

- Ngành nghề, chuyên môn, nghiệp vụ của tổ chức.

Theo đó, ĐHQGHN nên phân loại các đơn vị trực thuộc thành 03 nhóm: i) Các đơn vị đào tạo; ii) Các đơn vị nghiên cứu KH&CN; iii) Các đơn vị phục vụ, dịch vụ. Và trong mỗi nhóm đơn vị này, cần phân loại theo mức độ tự chủ về tài chính theo Nghị định 43. Như vậy, có thể phân loại 36 đơn vị trực thuộc ĐHQGHN như sau:

Nhóm một, các đơn vị đào tạo (16 đơn vị), trong đó:

* Các đơn vị có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên:

- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. - Trường Đại học Ngoại ngữ.

- Trường Đại học Kinh tế. - Trường Đại học Giáo dục. - Khoa Luật.

- Khoa Sau đại học. - Khoa Y - Dược.

- Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị. - Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh.

- Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao.

* Các đơn vị có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên:

- Khoa Quốc tế.

- Khoa Quản trị kinh doanh.

- Trung tâm Công nghệ đào tạo và Hệ thống việc làm. - Trung tâm Phát triển hệ thống.

Nhóm hai, các đơn vị nghiên cứu KH&CN (9 đơn vị), trong đó:

* Các đơn vị có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên:

- Viện Công nghệ Thông tin.

- Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển. - Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học. - Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục.

* Các đơn vị có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên:

- Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường. - Trung tâm Nghiên cứu về Phụ nữ.

- Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo.

- Trung tâm Quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu. - Trung tâm Nghiên cứu Đô thị.

Nhóm ba, các đơn vị phục vụ (11 đơn vị), trong đó:

* Các đơn vị được cấp toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên:

- Tạp chí Khoa học.

* Các đơn vị có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên:

- Trung tâm Thông tin - Thư viện. - Trung tâm Hỗ trợ sinh viên.

- Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Phát triển đô thị đại học. - Trung tâm Truyền thông và Quan hệ công chúng. - Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin.

* Các đơn vị có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên:

- Nhà Xuất bản. - Nhà In.

- Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu châu Á. - Ban Quản lý và phát triển dự án.

- Văn phòng hợp tác ĐHQGHN và Đại học Kyoto.

Trên cơ sở phân loại này, ĐHQGHN tiến hành phân cấp quản lý, trao quyền TC&TNXH phù hợp cho từng loại đơn vị, đảm bảo cho các đơn vị được chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao trên cơ sở tuân thủ các chủ trương, chính sách của Nhà nước và các quy định của ĐHQGHN.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)