3.3. Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý nhằm tăng cường hơn nữa quyền tự chủ và
3.3.2. Thành lập hội đồng trường ở các trường đại học thành viên
Theo Điều lệ TĐH, trong cơ cấu tổ chức của TĐH công lập ở nước ta có tổ chức “hội đồng trường”. Theo đó, hội đồng trường là cơ quan quản trị của TĐH, quyết nghị các chủ trương, chính sách lớn về mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển, quy chế tổ chức và hoạt động của trường trước khi hiệu trưởng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết nghị về chủ trương chi tiêu, đầu tư lớn về xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và giám sát việc thực hiện
“Quy chế thực hiện dân chủ trong các hoạt động của nhà trường”.
Vai trò của hội đồng trường giống như một cơ quan “đệm” nhằm giám sát các hoạt động của trường và thay mặt trường làm việc với các đối tác bên ngoài.
Phân loại đơn vị trực thuộc Phân cấp quản lý cho đơn vị ĐHQGHN cấp kinh phí theo nhiệm vụ được giao Xác định chức năng, nhiệm vụ của đơn vị Xác định nguồn tài chính (NSNN và các nguồn khác) Xác định chỉ tiêu biên chế và các nguồn lực Tuyển dụng, quản lý và sử dụng cán bộ
Điều này có nghĩa là hội đồng trường chịu trách nhiệm trước Nhà nước và xã hội về các hoạt động của trường chứ không phải ban giám hiệu như hiện nay. Còn vai trò của hiệu trưởng là điều hành, quản lý công việc hàng ngày và thực thi các chính sách, định hướng do hội đồng trường quyết nghị thông qua. Do đó, có thể khẳng định hội đồng trường là một cơ chế quản trị ĐH tiên tiến, tách việc quản trị ra khỏi việc quản lý, nó không chỉ quyết nghị và giám sát thực hiện các chủ trương lớn để thực thi quyền TC&TNXH mà còn đảm bảo sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng trong quản lý TĐH, điều này đã được chứng tỏ qua những thành công của các hệ thống GDĐH ở Hoa Kỳ và các nước châu Âu.
Thời gian qua, các TĐH ở nước ta đã có bước chuyển đổi hết sức cơ bản từ việc được bao cấp hoàn toàn thì đến nay đã có chính sách thu học phí và bên cạnh hai hoạt động truyền thống là đào tạo và nghiên cứu, TĐH đã có nhiều hoạt động khác mang màu sắc “kinh doanh” như các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, nghiên cứu và triển khai ứng dụng KH&CN, chế biến thử, tư vấn theo hợp đồng... Ngoài ra, Nhà nước đang có chủ trương tăng quyền TC&TNXH cho các TĐH nên các trường phải tự đổi mới, tự đưa ra nhiều quyết định có tính chất đa mục tiêu. Chỉ có hội đồng trường mới có thể đảm đương được những trách nhiệm nặng nề đó, thay vì dựa vào khả năng của cá nhân hiệu trưởng.
Xin trích bài viết của tác giả Lâm Quang Thiệp1: “…Một thực thể quan trọng
hàng đầu của TĐH mà Điều lệ TĐH và Luật Giáo dục đã đưa vào là hội đồng trường. Theo các quy định mới, hội đồng trường là một thực thể quyền lực quan trọng tồn tại bên trên và bên cạnh bộ máy điều hành thực thi công việc của hiệu trưởng. Chức năng của hội đồng trường đại thể là: 1) làm cầu nối giữa chủ sở hữu và xã hội với nhà trường; 2) xây dựng các chủ trương chính sách lớn của nhà trường và 3) đảm bảo sự hoàn thành nhiệm vụ của bộ máy thực thi.
Quan hệ giữa hội đồng trường và bộ máy điều hành của hiệu trưởng, có thể ví nôm na giống như quan hệ giữa quốc hội và chính phủ. Hội đồng trường có vai trò lãnh đạo là chính, trong khi bộ máy của hiệu trưởng có vai trò quản lý là chính. Hội đồng trường có trách nhiệm lựa chọn đúng việc để làm (doing the righ things) còn bộ máy của hiệu trưởng có trách nhiệm thực thi các việc đã chọn một cách đúng đắn (doing the things right).
Cơ chế hội đồng trường đảm bảo cho quyền TC&TNXH của TĐH được thực thi một cách an toàn, đồng thời thúc đẩy hiệu trưởng thực thi nhiệm vụ đúng đắn. Hội đồng trường
cũng không cản trở công việc của bộ máy của hiệu trưởng vì nó chỉ có thể tác động với tư cách một tập thể ra nghị quyết chứ không phải bởi quyền can thiệp trực tiếp vào công việc của riêng từng thành viên”.
Hội đồng trường đã được thành lập ở một số TĐH công lập ở nước ta và có triển vọng tốt như ra được các quyết nghị quan trọng và có sự phối hợp chặt chẽ với tổ chức đảng và các bộ phận khác trong nhà trường. Tuy nhiên, việc thành lập và vận hành hội đồng trường vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Vấn đề được đặt ra là: Hội đồng trường nên được thành lập thế nào? Mối quan hệ giữa Đảng ủy, ban giám hiệu, hội đồng khoa học và đào tạo với hội đồng trường được xác định như thế nào để không bị chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ?
Đối với ĐHQGHN, mặc dù Nghị định 07 và Quy chế tổ chức và hoạt động của ĐHQG không quy định trong cơ cấu tổ chức của các TĐH thành viên có hội đồng trường. Tuy nhiên, với vai trò quan trọng của tổ chức này như phân tích ở trên, thì việc thành lập hội đồng trường của các TĐH thành viên là hết sức cần thiết và cấp bách. Đề xuất này cũng được thể hiện qua các ý kiến mong đợi của một số CBQL trong ĐHQGHN:
“…quyền tự chủ được trao cho TĐH phải có cơ chế kiểm soát, giám sát việc thực thi quyền lực, điều kiện về nguồn lực cho các hoạt động... một TĐH có quyền tự chủ cao song nếu thiếu một cơ chế kiểm soát thì việc tự nhận mình luôn chịu TNXH (mà chưa rõ nội hàm là gì) thì đó chỉ là cách nói “bóng bẩy” thiếu thực tế. Vì thế, Hiệu trưởng TĐH thành viên cũng cần phải chịu sự kiểm soát của một hội đồng trường (với các đại diện là các bên liên quan), để đảm bảo rằng quyền tự chủ được trao phải gắn với trách nhiệm giải trình trước cộng đồng, trước người học và ĐHQGHN”. (Nam, PGS, TS, ĐHQGHN)
“…qua nghiên cứu ở các nước có nền GDĐH phát triển, tôi thấy “hội đồng trường” thường là cơ chế quản trị có quyền lực cao nhất ở TĐH, nó có chức năng quyết định những vấn đề chiến lược của nhà trường và cũng là cơ chế kiểm soát độc lập đối với ban giám hiệu và thường có thành phần thành viên bên ngoài nhiều hơn. Hội đồng trường cũng là tổ chức đứng ra bầu chọn hiệu trưởng. Do đó, đối với các TĐH thành viên thuộc ĐHQGHN cũng nên có “hội đồng trường” thực chất”. (Nam, TS, Trường ĐHGD)
Để đảm bảo tính hệ thống chung của ĐHQGHN, tính đặc thù riêng của từng TĐH thành viên, đồng thời đảm bảo quy định của các văn bản pháp quy có liên quan, việc thành lập hội đồng trường của các TĐH thành viên phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây:
Về cơ cấu thành phần hội đồng, nên có 03 thành phần: i) Thành phần đương nhiên (khoảng 40% thành viên), gồm ban giám hiệu, Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên, một số chủ nhiệm khoa, đại diện của ĐHQGHN; ii) Thành phần bầu chọn trong trường (khoảng 30% thành viên), gồm đại diện sinh viên, một số giảng viên, CBQL; iii) Thành phần bên ngoài trường (không quá 30% thành viên), gồm một số nhà hoạt động chính trị, xã hội, doanh nghiệp, nhà khoa học… có uy tín. Số thành viên này do các thành viên hai nhóm trên đề nghị bầu chọn.
Về Chủ tịch hội đồng trường, nên do hội đồng trường bầu và được Giám đốc ĐHQGHN quyết định bổ nhiệm.
Về cơ chế hoạt động, cần quy định rõ cơ chế phối hợp trách nhiệm giữa tổ chức Đảng và hội đồng trường, hội đồng khoa học và đào tạo. Việc quy định trách nhiệm lãnh đạo và cơ chế phối hợp giữa các đơn vị này phải nhằm đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện về chủ trương, đường lối của Đảng với cách thức quản trị của hội đồng trường, tránh chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ.
Ngoài ra, cần có chế độ phụ cấp trách nhiệm tương xứng cho các thành viên hội đồng trường.