Về tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 50 - 55)

2.2. Thực trạng phân cấp quản lý và thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm

2.2.1.4. Về tổ chức bộ máy

ĐHQGHN được quyền tự chủ cao về tổ chức bộ máy theo quy định tại Nghị định 07 và Quy chế tổ chức và hoạt động của ĐHQG, cụ thể:

i) Giám đốc ĐHQGHN trình Thủ tướng phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển ĐHQGHN.

ii) Giám đốc ĐHQGHN có trách nhiệm xây dựng đề án, trình Thủ tướng xem xét, quyết định thành lập, giải thể các TĐH và viện nghiên cứu.

iii) Căn cứ quyết nghị của Hội đồng ĐHQGHN, Giám đốc ĐHQGHN quyết định thành lập, giải thể các khoa, trung tâm đào tạo và NCKH trực thuộc.

iv) Căn cứ nhu cầu hoạt động và khả năng tài chính, Giám đốc ĐHQGHN quyết định thành lập, giải thể các đơn vị, tổ chức trực thuộc như: Văn phòng, các ban chức năng, bảo tàng khoa học, vườn thực vật, động vật, các đơn vị phục vụ đào tạo và NCKH, hội đồng khoa học và đào tạo ĐHQGHN...

v) Giám đốc ĐHQGHN có quyền phê duyệt, ban hành các quy định về quản lý tổ chức, quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc… [50]

Cùng với việc được ưu tiên đầu tư, giao quyền tự chủ cao, ĐHQGHN phải chịu trách nhiệm trước các bộ, ngành liên quan, trước pháp luật và xã hội về các quyết định trong lĩnh vực tổ chức bộ máy của mình.

Như vậy, ĐHQGHN được thực hiện một số nhiệm vụ quản lý tương đương các bộ, ngành trung ương và được Nhà nước trao quyền tự chủ gần như hoàn toàn trong công tác xây dựng cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và nhân sự của mình. Kết quả khảo sát các CBQL trong ĐHQGHN qua Bảng 2.2, Mục 1 (dưới đây), cho thấy có tới 94% ý kiến đồng ý với nhận định trên.

Thời gian qua, Nhà nước đã trao cho TĐH quyền quyết định, gần như hoàn toàn, công tác tổ chức bộ máy học thuật bằng một loạt văn bản hành chính như Nghị định 43, Nghị định 07, Điều lệ TĐH... Theo đó, các cơ sở GDĐH công lập được thành lập hay giải thể các đơn vị trực thuộc. Tuy nhiên, ĐHQGHN lại không được trao quyền quyết định về tổ chức các TĐH thành viên, viện nghiên cứu KH&CN trực thuộc, tức là ĐHQGHN chưa được bảo đảm về tự chủ hoàn toàn bộ máy học thuật của mình. Kết quả khảo sát các CBQL trong ĐHQGHN qua Bảng 2.2, Mục 3, cho thấy có 61% ý kiến mong đợi Nhà nước quy định rõ vị trí pháp lý và trao quyền tự chủ cao hơn nữa cho ĐHQGHN trong việc tổ chức bộ máy đã phản ảnh phần nào thực trạng mong đợi này.

Một CBQL của ĐHQGHN đã chia xẻ ý kiến về vấn đề này như sau:

“…để tăng cường tính chủ động trong các hoạt động đào tạo, NCKH, nâng cao mối

Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic

Formatted: Indent: First line: 0.47" Formatted: Font: Italic

Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic

phát triển KT-XH của đất nước, Giám đốc ĐHQGHN cần được trao quyền tự chủ hơn nữa, chẳng hạn như được quyền quyết định thành lập thêm một số viện nghiên cứu KH&CN trực thuộc ĐHQGHN ngoài các viện nghiên cứu do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập....”. (Nam, PGS, TS, ĐHQGHN)

Bảng 2.2: Thực trạng thực hiện quyền TC&TNXH của ĐHQGHN

Mục khảo sát Kiểu trả

lời

Kết quả

(1) (2)

SL % SL %

1. ĐHQGHN được chủ động gần như hoàn toàn trong tổ chức bộ máy quản lý (trừ thành lập TĐH, viện nghiên cứu).

Đ 81 94 5 6

2. ĐHQGHN đã đảm bảo được các yêu cầu về tự chủ và trách nhiệm xã hội trong các lĩnh vực tổ chức và hoạt động để phát triển.

Đ 76 88 10 12 3. Nhà nước sẽ quy định rõ vị trí pháp lý và trao

quyền tự chủ cao hơn nữa cho ĐHQGHN trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý.

M 51 61 33 39 4. Cơ cấu tổ chức hiện nay của ĐHQGHN là hợp

lý, đáp ứng yêu cầu là một trung tâm ĐH đa ngành, đa lĩnh vực.

Đ 59 69 27 31 5. ĐHQGHN sẽ thành lập thêm một số đơn vị dịch

vụ, triển khai ứng dụng KH&CN theo kiểu công ty hay doanh nghiệp nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của xã hội.

M 62 72 24 28

6. ĐHQGHN đã hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý, tạo sự chủ động, sáng tạo cho các đơn vị trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ.

Đ 77 91 8 9

7. ĐHQGHN đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, viên chức mạnh và đồng bộ, đáp ứng được nhu cầu phát triển của ĐHQGHN.

Đ 71 84 14 16 8. Nhà nước sẽ trao thẩm quyền bổ nhiệm hiệu

trưởng trường đại học, viện trưởng viện nghiên cứu cho Giám đốc ĐHQGHN.

M 80 93 6 7

9. Nhà nước sẽ trao quyền bổ nhiệm ngạch phó

giáo sư và tương đương trở lên cho ĐHQGHN. M 69 80 17 20

(Ghi chú: Kết quả khảo sát 86 CBQL trong ĐHQGHN; Kiểu trả lời: Đ - đồng ý, M - mong đợi; Kết quả: (1) - tích cực, (2) - không tích cực).

định về tổ chức như: Quy định về Tổ chức và hoạt động của ĐHQGHN theo Quyết định số 600/TCCB ngày 01/10/2001; Quy định về chức năng và nhiệm vụ của Văn phòng, các ban chức năng theo Quyết định số 1693/2008/QĐ- ĐHQGHN ngày 13/5/2008; đã sửa đổi hay phê duyệt mới nhiều Quy chế tổ chức và hoạt động cho các đơn vị trực thuộc... Qua đó, ĐHQGHN giao nhiệm vụ rõ ràng cho Văn phòng, các ban chức năng và cho từng đơn vị trực thuộc để đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo và điều hành của ĐHQGHN.

Để hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo mô hình ĐH đa ngành, đa lĩnh vực, ĐHQGHN đã có nhiều giải pháp mang tính sáng tạo, như đã chủ động thành lập một số TĐH, viện nghiên cứu mới khởi đầu bằng việc thành lập các khoa trực thuộc hoặc trung tâm NCKH trong một số lĩnh vực KH&CN. Khoa trực thuộc, trung tâm NCKH là các cơ sở đào tạo, NCKH có chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động tương đương TĐH, viện nghiên cứu nhưng thẩm quyền thành lập lại được Thủ tướng giao cho Hội đồng ĐHQGHN. Có thể coi đây là sự tận dụng sáng tạo quyền tự chủ cao của ĐHQGHN trong việc tổ chức các đơn vị đào tạo, NCKH mới, khắc phục được những khó khăn, phức tạp về thủ tục và thời gian khi thành lập các TĐH thành viên và viện nghiên cứu mới.

Thực tiễn hoạt động cho thấy, hệ thống đơn vị đào tạo của ĐHQGHN có thêm 03 TĐH: Trường ĐH Công nghệ (2004) trên cơ sở Khoa Công nghệ,

Trường ĐH Kinh tế (2007) trên cơ sở Khoa Kinh tế và Trường ĐH Giáo dục (2009) trên cơ sở Khoa Sư phạm, đưa tổng số TĐH thành viên nên thành 6 trường. Hệ thống đơn vị nghiên cứu KH&CN cũng có thêm 02 viện: Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học (2007) trên cơ sở Trung tâm Công nghệ sinh học và

Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục (2010) trên cơ sở Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục, đưa tổng số viện nghiên cứu nên thành 04 viện. Ngoài ra, ĐHQGHN đã thành lập thêm Khoa Y - Dược (2010) để tổ chức và thực hiện đào tạo, NCKH trong lĩnh vực y học và dược học.

Ngoài ra, ĐHQGHN còn thành lập mới các đơn vị NCKH hoạt động theo cơ chế tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên để tạo quyền tự chủ cao nhất cho các đơn vị trong nghiên cứu và thương mại hóa các sản phẩm khoa học,

Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic

Formatted: Norwegian, Bokmål (Norway) Formatted: Norwegian, Bokmål (Norway) Formatted: Norwegian, Bokmål (Norway) Formatted: Norwegian, Bokmål (Norway) Formatted: Norwegian, Bokmål (Norway) Formatted: Norwegian, Bokmål (Norway) Formatted: Font: Italic, Norwegian, Bokmål

(Norway)

Formatted: Font: Italic, Norwegian, Bokmål

(Norway)

Formatted: Norwegian, Bokmål (Norway) Formatted: Norwegian, Bokmål (Norway) Formatted: Font: Italic, Norwegian, Bokmål

(Norway)

phục vụ tốt nhất nhu cầu xã hội, như: Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo (2009), Trung tâm Quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu (2009) và Trung tâm Nghiên cứu Đô thị (2010). Đây là 03 đơn vị nghiên cứu KH&CN được tổ chức và hoạt động theo Nghị định 115.

Để hỗ trợ tốt hơn cho công tác đào tạo và NCKH, năm 2010, ĐHQGHN đã thành lập 02 đơn vị phục vụ: Văn phòng hợp tác ĐHQGHN và ĐH Kyoto

Trung tâm ứng dụng Công nghệ thông tin.

Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả liên thông, liên kết giữa các đơn vị, ĐHQGHN đã tách một số bộ phận có chuyên môn đặc thù tương tự nhau ở các TĐH, sáp nhập thành đơn vị chuyên trách như: sáp nhập các Bộ môn giáo dục thể chất thành Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao (2009); các Bộ môn ngoại ngữ được chuyển về Trường ĐH Ngoại ngữ; Bộ môn lý luận chính trị chuyển về Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị.

Bảng 2.3: Cơ cấu đơn vị trực thuộc ĐHQGHN (2005 - 2010) Năm

Loại hình đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Đơn vị đào tạo:

- Trong đó trường đại học:

14 4 14 4 14 5 14 5 15 6 16 6

Đơn vị nghiên cứu khoa học

- Trong đó viện nghiên cứu

6 2 6 2 6 3 6 3 8 3 9 4 Đơn vị dịch vụ, phục vụ 9 9 9 9 9 11 Tổng cộng: 29 29 29 29 32 36 (Nguồn: Ban Tổ chức Cán bộ)

Qua số liệu ở Bảng 2.3, ta thấy tại năm 2005, ĐHQGHN có 29 đơn vị trực thuộc (14 đơn vị đào tạo, 6 đơn vị NCKH, 9 đơn vị phục vụ), đến năm 2010, ĐHQGHN có 36 đơn vị trực thuộc (16 đơn vị đào tạo, 9 đơn vị NCKH, 11 đơn vị phục vụ). Điều này cho thấy, việc xây dựng và phát triển cơ cấu tổ chức của ĐHQGHN có sự thay đổi theo hướng các đơn vị đào tạo và phục vụ tăng chậm hơn so với các đơn vị NCKH. Tuy nhiên, các đơn vị nghiên cứu, dịch vụ sản xuất, chế biến thử vẫn còn ít và chưa đủ mạnh; tỉ lệ đơn vị đào tạo/đơn vị NCKH/đơn vị dịch vụ mới đang ở gần tỉ lệ 6/3/1 còn xa so với tỉ lệ 4/4/2 của các ĐH nghiên cứu tiên tiến trên thế giới.

Formatted: Font: Italic, Norwegian, Bokmål

(Norway), Not Shadow

Formatted: Font: Italic, Norwegian, Bokmål

(Norway), Not Shadow

Formatted: Font: Italic, Norwegian, Bokmål

(Norway), Not Shadow

Formatted: Norwegian, Bokmål (Norway), Not

Shadow

Formatted: H1, Left, Space Before: 0 pt,

Nhìn chung, quyền tự chủ cao đã tạo nên hiệu quả trong hoạt động tổ chức bộ máy của ĐHQGHN. Thời gian qua, ĐHQGHN từng bước ổn định và phát triển bộ máy quản lý, hoàn chỉnh cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực hợp lý, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và NCKH theo yêu cầu của Nghị định 07 và Quy chế tổ chức và hoạt động của ĐHQG... Kết quả khảo sát các CBQL trong ĐHQGHN qua Bảng 2.2, Mục 4, cho thấy có 69% ý kiến đồng ý cơ cấu tổ chức hiện nay của ĐHQGHN là hợp lý, đáp ứng yêu cầu là một trung tâm ĐH đa ngành, đa lĩnh vực. Tuy nhiên vẫn còn 31% ý kiến không đồng ý và cho rằng ĐHQGHN vẫn còn thiếu các đơn vị đào tạo và NCKH trong một số lĩnh vực như: văn hóa, nghệ thuật, nông lâm ngư nghiệp, chính sách công... Kết quả khảo sát ở Mục 5, cho thấy có 72% ý kiến mong đợi ĐHQGHN sẽ thành lập thêm một số đơn vị dịch vụ, triển khai ứng dụng KH&CN theo kiểu công ty hay doanh nghiệp nhằm hoàn thiện mô hình ĐH nghiên cứu, phục vụ tốt hơn nhu cầu đa dạng của xã hội.

Xin trích ý kiến đánh giá của một CBQL ở ĐHQGHN: “... về cơ bản, ĐHQGHN là mô hình ĐH đa ngành, đa lĩnh vực nhưng chưa hoàn chỉnh về cơ cấu lĩnh vực, ngành khoa học và đào tạo. Hiện nay, theo phân loại của UNESCO, có 5 lĩnh vực khoa học: khoa học tự nhiên và chính xác; khoa học kỹ thuật; khoa học nông nghiệp; khoa học sức khỏe và khoa học xã hội - nhân văn. Vì vậy, ĐHQGHN cần phải căn cứ vào phân loại này, đồng thời vận dụng mô hình của các ĐH đa ngành, đa lĩnh vực trong khu vực và trên thế giới để hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức của mình...”. (Nam, PGS, TS, ĐHQGHN)

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)