2.2. Thực trạng phân cấp quản lý và thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm
2.2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Có thể thấy những tồn tại trong việc phân cấp quản lý và thực hiện quyền TC&TNXH của ĐHQGHN thời gian qua là do một số nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, cách thức tổ chức và phân cấp quản lý còn chưa đảm bảo quyền TC&TNXH cho các đơn vị trực thuộc, về cơ bản còn thiếu những quy định cụ thể trong các lĩnh vực hoạt động. Đội ngũ CBVC chưa nhận thức đầy đủ về sứ mệnh, mô hình tổ chức cũng như quyền TC&TNXH của ĐHQGHN.
Thứ hai, ảnh hưởng của cơ chế quản lý bao cấp đã tạo “sức ỳ” lớn trong ĐHQGHN. Quyền TC&TNXH cần thời gian để phát huy tác dụng trong khi mối quan hệ giữa quản lý thống nhất và phân cấp chưa được xử lý tốt. Việc vừa bảo đảm TC&TNXH, vừa đảm bảo quản lý tập trung, thống nhất là không dễ dàng.
Thứ ba, cơ chế bảo đảm quyền TC&TNXH của ĐHQGHN còn chưa hoàn chỉnh, cơ sở pháp lý về tự chủ chưa rõ ràng, nhất là chưa có sự tách bạch giữa việc ban hành văn bản và việc thực thi cơ chế mới.
Thứ tư, các TĐH thành viên vừa chịu sự quản lý của các cơ quan QLNN theo Luật Giáo dục, Điều lệ TĐH, vừa chịu sự quản lý của ĐHQGHN, nên trong hoạt động dễ bị lẫn lộn, chồng chéo và kém hiệu quả, nhất là khó xác định trách nhiệm, trong khi khả năng tự quản của các trường vẫn còn hạn chế.
Thứ năm, cơ chế và chính sách quản lý của ĐHQGHN chưa đáp ứng được các yêu cầu trao quyền rộng rãi; phương thức bảo đảm TNXH chưa thực sự thúc đẩy trách nhiệm báo cáo, giải trình một cách thực chất mà nguyên nhân là do việc phân định và quy trách nhiệm chưa rõ ràng. Các đơn vị có xu hướng đòi quyền tự chủ nhiều hơn so với việc chứng tỏ TNXH, trong khi ĐHQGHN chưa xây dựng được cơ chế đủ mạnh để các đơn vị nâng cao trách nhiệm của họ.
Tiểu kết chƣơng 2
Qua khảo sát thực trạng hoạt động của ĐHQGHN và tham khảo ý kiến đánh giá của các CBQL, cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ trong ĐHQGHN, Chương 2 đã đi sâu phân tích và làm sáng tỏ những điểm mạnh, điểm yếu và
nguyên nhân của những tồn tại về thực trạng phân cấp quản lý và thực hiện quyền TC&TNXH trong công tác tổ chức và nhân sự của ĐHQGHN.
Có thể thấy những tồn tại trên đều có các nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, trong đó ĐHQGHN chưa phân cấp quản lý triệt để cho các đơn vị, còn các đơn vị cũng chưa thực hiện đầy đủ quyền TC&TNXH của mình trong tổ chức và hoạt động. ĐHQGHN đôi khi còn can thiệp sâu vào những công việc cụ thể của các đơn vị, trong khi các đơn vị vẫn còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, nên đã làm giảm hiệu quả của hoạt động quản lý.
Như vậy, tuy đạt được một số thành tựu nhất định nhưng ĐHQGHN vẫn đang thể hiện khá nhiều tồn tại, bất cập trong xây dựng và phát triển mô hình ĐH đa ngành, đa lĩnh vực, có quyền TC&TNXH cao. Từ thực tế đó, trước những cơ hội và thách thức to lớn của sự phát triển GDĐH trong và ngoài nước, yêu cầu bức thiết về đổi mới cơ chế quản lý nhằm hoàn thiện mô hình ĐHQGHN với quyền TC&TNXH cao trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự là phải có giải pháp phù hợp để từ bỏ cơ chế quản lý hành chính do ảnh hưởng của cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp sang quản trị ĐH tiên tiến theo quan điểm tăng quyền TC&TNXH là một nhân tố quan trọng hiện nay. Điều này khẳng định việc tăng quyền TC&TNXH cho ĐHQGHN là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, là tiền đề xây dựng và phát triển ĐHQGHN phù hợp với xu hướng hội nhập và từng bước đạt chuẩn của các ĐH tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƢỜNG HƠN NỮA QUYỀN TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TRƢỜNG
ĐẠI HỌC VỀ TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ - TRƢỜNG HỢP ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI