Cơ chế chủ quản và sự phân phối thẩm quyền quản lý trường đại học

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 25 - 28)

Cơ chế chủ quản

Cơ chế chủ quản được hình thành từ sự phân cấp ngang trong quản lý, hản ánh quan hệ sở hữu và sự can thiệp của cơ quan QLNN vào TĐH. Với quyền chủ sở hữu, các cơ quan chủ quản can thiệp nhiều mặt vào TĐH và thường đồng nhất quyền này với quyền quản lý vĩ mô. Hệ quả là các TĐH phải hoạt động trong hệ thống quản lý kép, tầng nấc nhiều hơn mức cần thiết. Sự không tách bạch các quyền trên làm lẫn lộn thẩm quyền quản lý và các trường thiếu sự tự chủ hơn. Với cơ chế chủ quản, các bộ, ngành thực hiện cùng lúc hai chức năng: vừa QLNN, vừa quản lý trực tiếp và quyết định hầu hết các công việc then chốt của TĐH. Hiệu trưởng chỉ là người đại diện, thực hiện quản lý nhà trường theo sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản và nhận kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp . Ngoài ra , còn có cơ quan không phải cơ quan QLNN nhưng cũng quản lý trực tiếp các trường và được xem như cơ quan “bán chủ quản”, đó là các ĐHQG.

Mặt tích cực của cơ chế chủ quản là tạo thuận lợi cho cơ quan Nhà nước trong quản lý, tập trung đầu tư hoặc thực hiện các chính sách ưu tiên và kiểm soát chặt chẽ các TĐH. Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ những hạn chế như:

Thứ nhất, dẫn đến sự phân tán và chồng chéo, làm giảm hiệu lực và hiệu quả cả trong quản lý vĩ mô và vi mô, xa rời các nguyên tắc quản trị. Quan hệ chủ quản làm cho chức năng QLNN bị lẫn lộn và việc xác định trách nhiệm của các chủ thể quản lý gặp khó khăn. Mặt khác, việc một trường bị chi phối cùng lúc của nhiều cơ quan, làm khả năng tự chủ của nó bị hạn chế.

Thứ hai, các Bộ , ngành sa đà vào các công viê ̣c có tính sự vu ̣ của TĐH thay vì phải tập trung vào quản lý vĩ mô, nhất là khó tránh khỏi sự can thiệp sâu của các cơ quan chủ quản làm sự quyết đoán, sáng tạo của các trường bị hạn chế.

Thứ ba, tạo sự khép kín và cục bộ trong một cơ quan chủ quản, sự lệ thuộc của TĐH vào cơ quan chủ quản - đây là mầm móng của hiện tượng “xin - cho”.

Hiện nay, cơ chế chủ quản vẫn chưa được tháo gỡ, một phần do quán tính của cơ chế quản lý kinh tế tâ ̣p trung quan liêu bao cấp, một phần do mối quan hệ hai chiều với những lợi ích thiết thực, cụ thể và sự phân chia quyền lực rất chặt chẽ cho cả hai phía: cơ quan chủ quản và các TĐH.

Sự phân phối thẩm quyền quản lý trường đại học

Cách thức phân phối thẩm quyền ra quyết định ảnh hưởng tới cách vận hành của hệ thống GDĐH và của từng TĐH. Nó bị chi phối bởi chiến lược QLNN đối với GDĐH nói chung và TĐH nói riêng. Phương thức quản lý trung ương tập quyền hạn chế sự trao quyền cho TĐH. Điều này đồng nghĩa với việc hạn chế sự linh hoạt hay sáng tạo của TĐH. Mặt khác, các yếu tố bên ngoài cũng ảnh hưởng tới sự phân phối thẩm quyền ra quyết định và việc quản lý TĐH.

Khả năng hành động chủ động hay sáng tạo của một TĐH phụ thuộc vào hai yếu tố dưới đây:

Thứ nhất, sự phân phối thẩm quyền ra quyết định. Nếu xét thẩm quyền ra quyết định ở ba cấp độ là: 1) Bộ máy của Chính phủ/Bộ; 2) Hội đồng trường/Ban giám hiệu (cấp trường); và 3) Khoa/bộ môn thuộc trường, có thể thấy một số cách phân phối thẩm quyền có tính bao quát như: i) Kiểu đặc trưng cho các TĐH ở châu Âu: quyền hạn chủ yếu được giao cho khoa/bộ môn và đội ngũ giảng viên, tiếp đến là bộ máy hành chính của Chính phủ/Bộ, và rất ít cho quản lý cấp trường; ii) Kiểu đặc trưng cho các TĐH ở vương quốc Anh: theo kiểu này quyền hạn cũng được giao chủ yếu cho khoa/bộ môn và giảng viên, sau đó đến cấp trường; còn cấp Chính phủ/Bộ lại ít có ảnh hưởng, gần như không can thiệp trực tiếp vào TĐH; iii) Kiểu đặc trưng cho các TĐH ở Hoa Kỳ: quyền hạn chủ yếu được giao cho cấp trường (hội đồng quản trị và bộ máy hành chính), kế đến là khoa/bộ môn, và gần như rất ít cho cấp Chính phủ/Bộ; và iv) Kiểu kết hợp: cụ

thể là Nhật Bản, thẩm quyền có thể được phân giao cho bất kỳ cấp nào, tuỳ theo loại hình và đặc điểm văn hoá từng trường [54].

Cấp A B C D E

a) Chính phủ/Bộ

b) Trường ĐH

c) Khoa/Bộ môn

Châu Âu Anh Hoa Kỳ Một số nước đang phát triển, trong đó có VN

(Nguồn: Burton Clark, 1983)

Sơ đồ 1.1: Các kiểu phân chia thẩm quyền ở GDĐH

Thứ hai, cơ cấu ra quyết định trong hệ thống GDĐH. Mức độ quản lý tương quan giữa các cơ quan QLNN và các TĐH được người ta khái quát thành hai kiểu cơ cấu quản lý cơ bản là: “từ dưới - lên” và “từ trên - xuống”. Với kiểu “từ dưới - lên”, chính sách Nhà nước thường theo sau các quá trình thay đổi do cấp trường chủ động. Các trường có quyền tự chủ cao còn cơ chế kiểm soát thì thường dựa vào thị trường cạnh tranh hơn là thẩm quyền pháp lý của Nhà nước. Với kiểu “từ trên - xuống”, nhà trường chỉ đơn thuần thực hiện các sáng kiến chính sách của Nhà nước, thụ động và thiếu sáng tạo.

Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, đa số các nước có cách phân chia thẩm quyền theo kiểu “nhẹ trên”, “nặng dưới”, tập trung thẩm quyền ra quyết định chủ yếu ở cấp trường - khoa - bộ môn hoặc ở cấp trường (kiểu A, B, C). Trong đó, hội đồng trường là hội đồng quyền lực có trách nhiệm quản trị nhà trường. Theo các nhà nghiên cứu, để tăng quyền tự chủ cho TĐH ở nước ta, nên chuyển phân chia thẩm quyền quản lý từ kiểu “E” sang “D”. Tức là TĐH được giao quyền tự chủ nhiều hơn, mọi hoạt động của nhà trường do hội đồng trường, lãnh đạo nhà trường quyết định và chịu trách nhiệm trước các bên có liên quan.

1 1 1 1 1 2 3 3 3 3 3 2 2 2 2

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 25 - 28)