2.2. Thực trạng phân cấp quản lý và thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm
2.2.2.1. Phân cấp về tổ chức bộ máy
Theo Quy định về tổ chức và hoạt động của ĐHQGHN ban hành theo Quyết định số 600/TCCB ngày 01/10/2001 của Giám đốc ĐHQGHN, hiệu trưởng TĐH thành viên được giao quyền quyết định trong các việc sau:
i) Xây dựng và trình Giám đốc ĐHQGHN phê duyệt quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hàng năm về tổ chức bộ máy của nhà trường.
ii) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể hoặc đình chỉ hoạt động của các đơn vị thuộc trường như: các phòng, ban chức năng giúp việc hiệu trưởng; các trung tâm đào tạo, nghiên cứu triển khai và đơn vị phục vụ; các bộ môn thuộc khoa (riêng khoa và bộ môn trực thuộc trường thời điểm này vẫn do Giám đốc ĐHQGHN quyết định thành lập).
iii) Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trong việctổng kết, đánh giá hiện trạng cơ cấu tổ chức của trường và báo cáo ĐHQGHN.
iv) Xây dựng tổ chức bộ máy và quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của trường…
Triển khai thực hiện Nghị định 43 và Thông tư liên tịch 07, ngày 28/01/2010, Giám đốc ĐHQGHN đã ban hành Quy định quyền tự chủ, TCTN về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với các TĐH thành viên (theo Quyết định số 426/QĐ-TCCB) và phân cấp quản lý mạnh hơn nữa trong công tác tổ chức bộ máy cho các TĐH thành viên. Theo đó, hiệu trưởng TĐH thành viên được giao quyền: “Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể hoặc đình chỉ hoạt động của tất cả các đơn vị trong trường, kể cả khoa và bộ môn trực thuộc trường”.
Như vậy, ĐHQGHN đã trao cho các TĐH thành viên quyền quyết định, gần như hoàn toàn trong công tác xây dựng và tổ chức bộ máy của mình. Kết quả khảo sát các CBQL trong ĐHQGHN qua Bảng 2.8, Mục 1, cho thấy có tới 98% ý kiến đồng ý cho rằng ĐHQGHN đã phân cấp quản lý triệt để cho các TĐH thành viên trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự. Có thể khẳng định đây là một bước tiến quan trọng trong cách thức tổ chức và hoạt động của ĐHQGHN nhằm đảm bảo và phát huy ưu điểm của quyền TC&TNXH đối với các TĐH thành viên.
Formatted: Font: Not Bold, Font color: Auto
Formatted: H4, Left, Indent: First line: 0",
Line spacing: single
Formatted: Font: Not Bold, Font color: Auto
Formatted: Font: Not Bold, Font color: Auto
Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic
Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic
Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic Formatted: Font: Italic
Bảng 2.8: Thực trạng phân cấp quản lý của ĐHQGHN Mục khảo sát Kiểu trả lời Kết quả (1) (2) SL % SL %
1. ĐHQGHN đã phân cấp quản lý triệt để cho TĐH
thành viên trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự. Đ 84 98% 2 2% 2. Cơ chế quản lý của ĐHQGHN đã đảm bảo để
quyền TC&TNXH của TĐH thành viên được thực hiện hiệu quả.
Đ 29 34% 57 66% 3. ĐHQGHN sẽ phân cấp quản lý triệt để cho các
đơn vị NCKH trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự theo Nghị định 115.
M 70 82% 15 18% 4. ĐHQGHN sẽ phân cấp quản lý mạnh mẽ cho các
đơn vị phục vụ trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự nếu như đơn vị có đủ năng lực.
M 63 73% 23 27% 5. ĐHQGHN cần có quy định đánh giá năng lực tự
chủ của các đơn vị trước khi trao quyền tự chủ. M 77 90% 9 10%
(Ghi chú: Kết quả khảo sát 86 CBQL trong ĐHQGHN; Kiểu trả lời: Đ - đồng ý, M - mong đợi; Kết quả: (1) - tích cực, (2) - không tích cực).
Tuy nhiên, thực tế triển khai thực hiện quyền tự chủ này ở các TĐH thành viên cho thấy vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Các trường chưa thực sự có quyền chủ động để xây dựng cơ cấu tổ chức của mình, chẳng hạn khi muốn thành lập một đơn vị, trường vẫn phải làm tờ trình kèm theo Đề án thành lập để xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc ĐHQGHN và nếu được sự đồng ý thì mới có thể thành lập, tức là ở đây vẫn còn cơ chế xin - cho. Kết quả khảo sát các CBQL trong ĐHQGHN qua Bảng 2.8, Mục 2, cho thấy chỉ có 29% đồng ý với ý kiến ĐHQGHN đã thực sự đảm bảo quyền TC&TNXH của các TĐH thành viên được thực hiện hiệu quả, trong khi đó có tới 66% ý kiến không đồng ý, điều này phần nào cho thấy sự hạn chế trong việc thực thi quyền tự chủ thực tế đối với các TĐH thành viên, hay nói cách khác các trường mới được trao quyền tự chủ trên danh nghĩa.
Còn đối với các đơn vị NCKH và đơn vị trực thuộc khác trong ĐHQGHN như: các viện, trung tâm NCKH; các khoa, trung tâm đào tạo; các đơn vị phục vụ… thì thủ trưởng các đơn vị này vẫn chưa được trao quyền quyết định quy mô tổ chức cũng như xây dựng cơ cấu tổ chức của đơn vị mình. Việc thành lập, chia tách, sáp nhập hoặc giải thể các đơn vị chức năng, đơn vị chuyên môn trong các
đơn vị nêu trên vẫn do Giám đốc ĐHQGHN quyết định trên cơ sở đề nghị của thủ trưởng các đơn vị. Kết quả khảo sát các CBQL của ĐHQGHN qua Bảng 2.8, Mục 3, cho thấy có 82% ý kiến mong muốn ĐHQGHN sẽ trao quyền triệt để cho các đơn vị NCKH trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự theo như Nghị định 115. Kết quả ở Mục 4, cho thấy có 73% ý kiến mong muốn ĐHQGHN sẽ trao một số quyền tự chủ nhất định cho các đơn vị phục vụ trong tổ chức bộ máy phù hợp với năng lực của họ. Điều này đã nói nên những hạn chế trong việc phân cấp quản lý của ĐHQGHN đối với các đơn vị NCKH và các đơn vị phục vụ trực thuộc.