Các yếu tố ảnh hưởng tới quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 29 - 30)

Thực tế là TCĐH thì khác nhau ở từng hệ thống GDĐH và từng TĐH. Theo Đặng Xuân Hải [31], mức độ TC&TNXH của một TĐH tùy thuộc vào địa vị pháp lý mà nó được xác lập và phụ thuộc về cơ bản vào các yếu tố sau đây:

i) Mức độ can thiệp của Nhà nước, đại diện là Chính phủ với toàn bộ hệ thống bộ máy và pháp luật trực tiếp định hướng, đề ra chiến lược phát triển GDĐH và quy định mức độ tự chủ của các TĐH.

ii) Sự chi phối của nền KTTT: đặc biệt là yếu tố thị trường sức lao động góp phần quan trọng đến sự phát triển, thậm chí đến sự tồn tại của một TĐH thông qua sự đòi hỏi về tính phù hợp cả về số lượng lẫn chất lượng “sản phẩm” đào tạo, NCKH của từng trường. Các TĐH buộc phải gắn kết mật thiết với nhu cầu và những biến đổi của thị trường lao động.

iii) Tác động của cộng đồng xã hội: TĐH cùng tồn tại trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội, phục vụ nhu cầu xã hội. Nhu cầu của xã hội góp phần thúc đẩy sự phát triển năng động và đa dạng hóa hoạt động của TĐH. Sự tham gia của các tổ chức xã hội vào hoạt động của TĐH giúp cho trường gắn kết được với nhu cầu của xã hội và tự kiểm định các hoạt động dựa vào việc khai thác nguồn lực tiềm tàng, đa phương từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội để phát triển.

Formatted: Font: Italian (Italy) Formatted: Font: Italian (Italy) Formatted: Font: Italian (Italy) Formatted: Font: Italian (Italy) Formatted: Font: Not Italic

iv) Yếu tố văn hóa của TĐH: Một TĐH có văn hóa tổ chức cao sẽ có khả năng thực hiện tốt hơn quyền tự chủ. Trên cơ sở các trường nhận thức tốt mối quan hệ sóng đôi giữa tự chủ và tính TNXH của mình thì TĐH mới có khả năng thực hiện tốt hai vế “quyền và nghĩa vụ” của mình.

Nói chung, quyền TC&TNXH là khả năng hành động chủ động mang tính pháp lý về các lĩnh vực của tổ chức TĐH, là điều kiện cần để giúp các trường thực hiện tốt sứ mạng đào tạo, NCKH và cung cấp NNL cho xã hội, nó có tính tương đối và chịu ảnh hưởng bởi chiến lược điều khiển hệ thống GDĐH của Nhà nước và cơ chế quản lý, năng lực hoạt động của bản thân các trường.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)