Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 39 - 40)

2.1. Khái quát về Đại học Quốc gia Hà Nội

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

ĐHQGHN được thành lập theo Nghị định 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại ba TĐH ở Hà Nội (ĐH Tổng hợp Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội I, ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội) và hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động do Thủ tướng ban hành theo Quyết định số 447/TTg ngày 05/9/1994. Truyền thống của ĐHQGHN gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của một số mô hình TĐH đa ngành, đa lĩnh vực ở nước ta nửa đầu thế kỷ XX - tiền thân của ĐHQGHN. Từ thời Pháp thuộc, TĐH kiểu hiện đại đầu tiên ở nước ta là ĐH Đông Dương do Pháp thành lập năm 1906 tại 19 Lê Thánh Tông. Sau Cách mạng tháng Tám, nước ta thành lập ĐHQG Việt Nam trên cơ sở kế thừa ĐH Đông Dương và khai giảng khoá đầu tiên ngày 15/11/1945. Hòa bình lập lại, nước ta thành lập thêm một số TĐH ở miền Bắc, như Trường Khoa học Cơ bản (1951), ĐH Tổng hợp Hà Nội và ĐH Sư phạm Hà Nội (1956). Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội là một TĐH khoa học cơ bản đa ngành, đa lĩnh vực kế thừa truyền thống của ĐH Đông Dương và ĐHQG Việt Nam.

Trong 7 năm xây dựng và phát triển (1993-2000), do mô hình tổ chức còn mới mẻ, cơ chế quản lý chưa phù hợp, vẫn đặt ĐHQGHN trực thuộc Bộ GD&ĐT, khiến cho ĐHQGHN gặp rất nhiều khó khăn trong cả nhận thức lẫn cơ chế quản lý và điều hành, không phát huy được tiềm năng, thế mạnh của mình.

Để khắc phục những hạn chế của mô hình tổ chức cũ, tạo sự ổn định và thế lực cho ĐHQG phát triển, ngày 01/02/2001, Chính phủ ban hành Nghị định 07/2001/NĐ-CP tổ chức lại hai ĐHQG, trong đó quy định ĐHQG không trực thuộc Bộ GD&ĐT, mà chỉ chịu sự QLNN của các bộ, ngành. Ngày 12/02/2001, Thủ tướng ký Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của ĐHQG và tăng cường hơn nữa quyền tự chủ cho ĐHQGHN. Theo đó,

Formatted: H2, Left, Indent: First line: 0",

Space Before: 0 pt, Line spacing: single

Formatted: H3, Left, Indent: First line: 0",

việc tổ chức và hoạt động của ĐHQGHN phải thỏa mãn các yêu cầu: “…có cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực và quy mô hợp lý, hướng tập trung vào đào tạo những ngành KH&CN và lĩnh vực KT-XH mũi nhọn; có nội dung và phương pháp giảng dạy tiên tiến; có đội ngũ CBKH mạnh và đồng bộ; kết hợp chặt chẽ đào tạo với NCKH, ứng dụng KH&CN…” [50]

Như vậy, có thể khẳng định mô hình ĐHQGHN hiện nay không phải là mô hình ĐH hoàn toàn mới, nhưng nó có ưu điểm nổi bật là được tổ chức và hoạt động theo Quy chế do Thủ tướng ban hành, có quyền TC&TNXH cao trong các lĩnh vực hoạt động, tạo động lực và cơ chế hoạt động thuận lợi để phát huy các nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH và phục vụ xã hội. Trải qua 17 năm xây dựng và phát triển, với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo và giúp đỡ của các bộ, ngành, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo, đội ngũ các nhà khoa học, nhà giáo, cán bộ, sinh viên, ĐHQGHN đã vượt qua khó khăn, hoàn thành thắng lợi nhiều nhiệm vụ quan trọng, đạt những thành tựu có ý nghĩa nền tảng đối với quá trình xây dựng mô hình ĐH tiên tiến ở nước ta.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)