) Thu đƣợc (tỷ đồng
b. Thực hiện cơ chế, chính sách về quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường BĐS
4.4.2.3. Giải pháp hạn chế đầu cơ và ổn định thị trƣờng đất đai:
- Thứ nhất, cần đổi mới và tăng cường hiệu lực hoạt động quản lý nhà nước về đất đai. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, việc ghi nhận thông tin về đất đai cần được công nghệ hoá và có sự kết nối thông suốt về dữ liệu thông tin địa chính trên toàn quốc. Có như vậy chúng ta mới có thể kiểm soát được việc tích tụ đất đai của các chủ thể sử dụng đất, làm cơ sở cho việc hạn chế đầu cơ đất đai. Cần hiểu thêm rằng, việc quản lý đất đai không thể dừng lại ở việc quản lý hành chính đơn thuần nữa, mà phải gắn với việc điều tiết của thị trường đất đai; tăng cường kỷ cương và nâng cao
tính nghiêm minh của pháp luật trong quản lý thị trường đất đai và BĐS. Đó là, tổ chức tốt việc tuyên truyền giáo dục pháp luật về đất đai và BĐS cho mọi người dân. Cần sử dụng các hình thức tuyên truyền giáo dục đa dạng phù hợp với đối tượng cụ thế, trong đó chú trọng việc tuyên truyền giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hoạt động ở cơ sở dân cư, mạng internet; nghiên cứu bổ sung vào các văn bản luật và dưới luật các quy định cụ thể và rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn của các cấp chính quyền, của người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước ở từng cấp trong quản lý nhà nước về đất đai và các quan hệ đất đai trên địa bàn để nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ quản lý trong việc quản lý nguồn tài nguyên đất đai và thị trường đất đai; tăng cường công tác giám sát và kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chính sách và pháp luật của Nhà nước về quản lý nguồn tài nguyên đất đai, đồng thời xây dựng cơ chế để xã hội hoá công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát; xử lý kiên quyết và nghiêm minh các vi phạm chính sách và pháp luật về quản lý đất đai và quản lý thị trường đất đai bất kỳ đối tượng vi phạm là tổ chức hay cá nhân nào.
- Thứ hai, quy định hợp lý, và sử dụng có hiệu quả hơn công cụ tài chính trong quản lý nhà nước về đất đai. Chính sách tài chính về đất đai được coi là hoàn thiện, ngoài việc đảm bảo các vấn đề xã hội, chống lãng phí đất đai thì còn phải tác dụng hạn chế được đầu cơ. Chẳng hạn, đối với đất ở mà người sử dụng đất tích tụ vượt quá nhu cầu bình thường thì phải chịu một mức thuế chống đầu cơ cao hơn bình thường, theo cách tính luỹ tiến. Cách làm này đã được thực hiện ở một số nước phát triển trên thế giới, mà Hàn Quốc, Nhật Bản là những ví dụ điển hình. Để giảm nạn đầu cơ đất đai, Chính phủ các nước này đã quy định thuế luỹ tiến đánh vào giá trị của đất đai, tuỳ thuộc vào thời gian nắm giữ đất đai đã tích tụ. Việc làm này được thực hiện với sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật, thông qua việc "công nghệ hoá". Đây là
việc không dễ dàng đối với điều kiện của Việt Nam, nhưng không phải không thực hiện được nếu chúng ta muốn và quyết tâm thực hiện.
- Thứ ba, chủ động tổ chức và quản lý hoạt động của hệ thống giao dịch mua bán quyền sử dụng đất và BĐS. Mọi tổ chức và cá nhân hoạt động kinh doanh, môi giới đất đai và BĐS đều phải đăng ký kinh doanh và chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật.
- Thứ tư, tổ chức đấu thầu công khai, nghiêm túc và đúng pháp luật việc sử dụng đất thuộc các dự án phát triển nhà ở và phát triển các khu đô thị; quy định rõ hạn mức sử dụng đất ở tại các đô thị và đánh thuế cao đất ở, đất xây dựng công trình, đất nông nghiệp có chủ nhưng không sử dụng, đồng thời kiên quyết thu hồi các loại đất không sử dụng quá thời hạn theo quy định.
- Thứ năm, trong đền bù giải phóng mặt bằng, đối với nhà ở, và đất ở, chủ yếu đền bù bằng nhà ở, đất ở. Đối với đất sản xuất kinh doanh, nhất là đất nông nghiệp khi bị thu hồi chủ yếu đến bù bằng việc đào tạo nghề và góp vốn trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, hạn chế đến mức thấp nhất đền bù trực tiếp bằng tiền. Đồng thời xây dựng khung giá đất hợp lý, sát với gía thị trường.
Phần 5