Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quản lý hồ sơ địa chính

Một phần của tài liệu đánh giá công tác quản lý nhà nước về thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản tại địa bàn thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 78 - 81)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hộ

4.2.2.2. Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quản lý hồ sơ địa chính

quản lý hồ sơ địa chính

* Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất và thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung, quản lý thị trường BĐS nói riêng. Pháp luật đất đai về vấn đề này đã quy định tương đối cụ thể và rõ ràng. Đối với đất sử dụng ổn định không có tranh chấp, tùy theo mốc thời gian chiếm giữ mà người sử dụng đất khi đăng ký để cấp giấy chứng nhận thì phải đóng một khoản tiền nhất định vào ngân sách nhà nước. Song trên thực tế hiện nay, khó nhất mà người dân sử dụng đất khi thực hiện quyền của mình là thiếu đi những chứng cứ về nguồn gốc đất. Nguyên nhân là do người dân chưa quen lưu giữ những thông tin về mảnh đất bằng giấy tờ điền thổ; mặt khác nước ta trong thời gian dài có chiến tranh, giấy tờ bị thất lạc, đất đai bị xáo trộn, do chính sách sử dụng đất qua nhiều thời kỳ càng làm cho tiến trình đăng ký quyền sử dụng đất gặp nhiều trở ngại.

Đến nay thị xã Phú Thọ vẫn chưa hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. Điều này kìm hãm sự phát triển thị trường quyền sử dụng đất.

Tính đến cuối năm 2006, thị xã Phú Thọ đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được 15.860 giấy chứng nhận trên tổng số 16.553 trường hợp, đạt

95,81%. Những trường hợp còn lại thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất để triển khai các dự án xây dựng hoặc những hộ nguồn gốc đất đai chưa rõ ràng, còn tranh chấp; trong tổng số 5.405 hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị thì số đã được cấp là 4.840 trường hợp đạt 89,54%; trong tổng số 10.948 hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn thì số đã được cấp là 10.397 trường hợp, đạt 94,96%. Kết quả cấp giấy chứng nhận cụ thể của các xã, phường được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.8: Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Tính đến cuối năm 2006)

Số

TT Xã; Phƣờng

Tổng số phải

cấp GCN Tổng số đã cấp GCN

Số hộ Diện tích

(ha) Số hộ Diện tích (ha) Trong đó Đất NN (ha) Đất LN (ha) Đất ở (ha)

1 Phường Âu Cơ 2338 39,08 2283 36,28 8,07 28,21 2 Phường P Châu 931 12,54 891 9,90 0,63 9,27 2 Phường P Châu 931 12,54 891 9,90 0,63 9,27 3 Phường H Vương 1040 25,72 993 21,86 5,21 16,65 4 Xã Phú Hộ 2413 367,00 2024 320,14 247,42 72,72 5 Phường T Thịnh 1296 171,44 1296 171,44 147,02 24,42 6 Xã Hà Lộc 1924 583,87 1924 583,87 478,54 55,53 49,80 7 Xã văn Lung 1817 413,95 1817 413,95 335,31 39,24 39,40 8 Xã T Minh 1044 54,78 1041 54,61 25,82 28,79 9 Xã Hà Thạch 2601 681,36 2601 681,36 627,59 53,77 10 Xã T Vinh 1149 140,83 990 140,53 115,33 25,20 Tổng 16553 2490,57 15860 2433,94 1990,94 94,77 348,23

(Nguồn:Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phú Thọ) [1]

* Công tác đăng ký biến động đất đai:

Về đăng ký biến động đất đai, theo quy định hiện hành người sử dụng đất phải có trách nhiệm đăng ký quyền sử dụng đất với UBND xã, phường,

thị trấn và khi chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất làm thay đổi về chủ sử dụng đất, hình dáng, kích thước thửa đất, mục đích sử dụng, thời gian sử dụng... cũng phải đăng ký biến động đất đai. Bởi vậy, việc đăng ký quyền sử dụng đất là biện pháp để Nhà nước quản lý chặt chẽ đối với quyền sử dụng đất; quản lý các hoạt động giao dịch về đất đai trong thị trường BĐS và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất cũng như những quyền và lợi ích của người có liên quan. Thực tế, thực hiện công tác này trong những năm gần đây tuy có chiều hướng tích cực, song ý thức chấp hành của người sử dụng đất trong việc đăng ký đất đai vẫn còn rất hạn chế và các cơ quan nhà nước cũng chưa có những biện pháp hữu hiệu để buộc người sử dụng đất phải chấp hành. Điều này, dẫn đến việc cơ quan nhà nước không nắm chắc được đối tượng sử dụng đất thực sự trên một thửa đất là ai. Do vậy, các thông tin về đất đai thiếu độ tin cậy và thiếu chính xác.

* Công tác quản lý hồ sơ địa chính:

Về quản lý hồ sơ địa chính, một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai và là cơ sở không thể thiếu trong giao dịch quyền sử dụng đất. Về vấn đề này, Phú Thọ trong những năm qua rất coi trọng nhưng kết quả đạt được rất hạn chế. Hầu hết các phường xã trên địa bàn thị xã Phú Thọ chưa thiết lập được đầy đủ hồ sơ địa chính theo yêu cầu của Luật Đất Đai năm 2003. Điều này do nhiều nguyên nhân có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan cụ thể là:

+ Do chưa hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; do trước đây buông lỏng trong quản lý đất đai, nên người sử dụng đất nhưng lại không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc sử dụng đất; mặt khác các giao dịch về đất đai trước đây diễn ra tự phát, các bên tự ý giao dịch "ngầm" không đăng ký biến động nên việc kiểm soát của các cấp chính quyền hiện nay rất khó khăn.

+ Hệ thống bản đồ địa chính chưa đầy đủ nên cũng rất khó khăn trong việc thiết lập đầy đủ hệ thống hồ sơ địa chính.

+ Việc thiết lập hồ sơ địa chính là một khối lượng công việc rất lớn trong khi hệ thống lưu trữ trước đây manh mún không tập trung, trong khi ngân sách dành cho công tác lập hồ sơ địa chính còn hạn chế. Cán bộ làm công tác địa chính tại xã phường chỉ có 1 chỉ tiêu và năng lực còn hạn chế phần lớn chưa được đào tạo chính quy.

+ Tin học hóa trong quản lý hồ sơ địa chính còn rất hạn chế, chưa đồng bộ nên việc khai thác sử dụng số liệu chưa phát huy hiệu quả...

Một phần của tài liệu đánh giá công tác quản lý nhà nước về thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản tại địa bàn thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)