Mục tiêu và quan điểm nâng cao công tác quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng quyền sử dụng đất trong thị trƣờng BĐS

Một phần của tài liệu đánh giá công tác quản lý nhà nước về thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản tại địa bàn thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 104 - 108)

) Thu đƣợc (tỷ đồng

4.4.1. Mục tiêu và quan điểm nâng cao công tác quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng quyền sử dụng đất trong thị trƣờng BĐS

trƣờng quyền sử dụng đất trong thị trƣờng BĐS

4.4.1.1. Mục tiêu

Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường BĐS là một nhiệm vụ quan trọng và là trách nhiệm rất lớn của các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Từ việc ban hành các cơ chế chính sách cũng như việc tổ chức điều hành và thực hiện trên thực tế, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân giao dịch, mua bán BĐS một cách thuận

tiện, dễ dàng, được pháp luật bảo vệ và thừa nhận; phục vụ có hiệu quả cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đóng góp tích cực vào việc phát triển lành mạnh thị trường BĐS ở Việt Nam trong xu hướng hội nhập nền kinh tế quốc tế. Mục tiêu cụ thể cần được xác định là:

- Điều chỉnh một số chính sách để tạo điều kiện cho thị trường BĐS phát triển lành mạnh.

- Xây dựng cơ chế tài chính hỗ trợ thị trường BĐS vận hành tốt.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, về giao đất, thu hồi đất và đăng ký chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Có cơ chế cung cấp thông tin liên quan đến thị trường BĐS và giải quyết nhanh các thủ tục hành chính.

- Điều hướng thị trường BĐS hoạt động chính quy và giảm rủi ro

4.4.1.2. Quan điểm

Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường BĐS ở thị xã Phú Thọ nói riêng, ở Việt Nam nói chung theo hướng vừa vận hành theo sự điều tiết của cơ chế thị trường, vừa chịu sự quản lý của Nhà nước là một định hướng, đồng thời là một yêu cầu phát triển mang tính nguyên tắc.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ IX Ban chấp hành Trung ương Đảng đã nêu rõ: "... phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường BĐS; áp dụng những biện pháp mạnh mẽ, đồng bộ để xoá bỏ bao cấp về đất đai, chống đầu cơ trục lợi, kích cầu ảo, gây khan hiếm "sốt" nhà đất giả tạo, tham nhũng, chiếm dụng trái phép và lãng phí đất đai. Thực hiện chính sách điều tiết để đảm bảo lợi ích của Nhà nước với tư cách là người đại diện sở hữu và là nhà đầu tư lớn nhất phát triển hạ tầng, làm tăng giá trị của đất"

Để đạt được những yêu cầu và nguyên tắc đặt ra, định hướng quản lý điều tiết và nâng cao công tác quản lý nhà nước cần phải dựa trên quan điểm cơ bản sau:

Một là, các chính sách, các giải pháp cũng như việc tổ chức thực hiện phải dựa trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.

Nhất quán trong việc duy trì chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, đồng thời cũng phải nhìn nhận đúng các quyền của người sử dụng đất. Chế độ sở hữu toàn dân mà Nhà nước là người đại diện duy nhất nên Nhà nước là người có quyền sở hữu tuyệt đối về đất đai. Do đất đai là yếu tố đóng vai trò quan trọng và quyết định các yếu tố của thị trường BĐS nên Nhà nước phải có đủ năng lực để thực hiện vai trò quản lý và can thiệp vào diễn biến giá cả của thị trường BĐS. Do vậy Nhà nước phải chủ động điều tiết nguồn cung, Nhà nước cần phải có một hệ thống các công cụ quản lý và điều tiết hữu hiệu và bộ máy quản lý có đủ năng lực.

Bên cạnh chế độ sở hữu toàn dân, người sử dụng đất được Nhà nước giao cho các quyền gắn liền với đất đai. Điều cần phải thống nhất là các quyền sử dụng đất không hoàn toàn đơn giản như các quyền sử dụng đối với các tài sản thông thường. Đối với đất đai, quyền của người sử dụng như quyền thừa kế, thế chấp, chuyển đổi và chuyển nhượng đã vượt ra rộng hơn, cao hơn các quyền sử dụng thông thường. Như vậy, khi xây dựng các chế độ chính sách phải hết sức chú ý tôn trọng các quyền năng của người sử dụng đất, đồng thời phải dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.

Hai là,việc điều tiết, can thiệp của Nhà nước vào thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường BĐS không được tách rời các quy luật vận động của thị trường. Tức các hành vi giao dịch BĐS trên thị trường phải tuân thủ các yêu cầu của thị trường và do thị trường điều tiết. Vì vậy nhà nước điều tiết

phải thông qua các tác nhân của thị trường, không thể can thiệp bằng biện pháp phi thị trường (Mệnh lệnh hành chính).

Ba là, Nhà nước sử dụng chính sách như chính sách về tài chính, ngân hàng, đất đai… như là công cụ, đòn bẩy kinh tế vĩ mô của Nhà nước, góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, thúc đẩy các hoạt động kinh tế- xã hội theo mục tiêu định hướng của Nhà nước. Ví dụ như chính sách về tài chính không chỉ là chính sách tạo nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai . Nhà nước có thể chấp nhận hạ thấp nguồn thu trực tiếp từ nguồn lực đất đai thông qua chính sách giá đất, song bù lại, thông qua công cụ chính sách giá đất hợp lý có tính chất khuyến khích sẽ thục đẩy thu hút các hoạt động đầu tư và đó là cơ sở lâu dài cho việc tăng tiềm lực kinh tế, tăng nguồn thu ngân sách.

Bốn là, các cơ chế chính sách kiểm soát thị trường quyền sử dụng đất đảm bảo sự vận động lành mạnh theo định hướng của Nhà nước. Tức Nhà nước không thể áp dụng các biện pháp phi thị trường và công cụ hành chính vào việc kiểm soát thị trường BĐS mà các tác động của Nhà nước đến thị trường sử dụng đất phải luôn tính đến những tác động kép đó là sự hình thành và vận động của giá cả trên thị trường là hoàn toàn do các quy luật vận động của thị trường tạo nên, do vậy những tác động mang tính mệnh lệnh hành chính, phi thị trường sẽ không thể mang lại những tác động mong muốn làm thay đổi và lành mạnh hoá các quan hệ thị trường mà chỉ làm méo mó thêm các quan hệ thị trường vốn đã không tuân theo các định hướng mong muốn.

Năm là, Nhà nước tạo điều kiện pháp lý để các nhà đầu tư gia nhập hoặc rút khỏi thị trường BĐS được thuận lợi. Tức việc đầu tư vào thị trường BĐS cần hội tụ đủ các yếu tố của nó. Các luật về doanh nghiệp và đầu tư; Luật Đất đai; Luật kinh doanh BĐS, tiến tới xây dựng Luật Quy hoạch cũng như các chính sách về xây dựng, tín dụng, ngân hàng… là những văn bản pháp lý quan trong cho việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường BĐS.

4.4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý Nhà nƣớc về thị trƣờng quyền sử dụng đất trong thị trƣờng bất động sản trƣờng quyền sử dụng đất trong thị trƣờng bất động sản

Một phần của tài liệu đánh giá công tác quản lý nhà nước về thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản tại địa bàn thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)