Vai trò của Nhà nƣớc trong việc điều tiết các nguồn cung

Một phần của tài liệu đánh giá công tác quản lý nhà nước về thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản tại địa bàn thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 46 - 51)

Do tổng cung đất đai không co giãn, sự co giãn ở đây chủ yếu là sự co giãn cung đối với từng loại đất cụ thể. Đây là cơ sở để nhà nước có các chính sách và biện pháp điều tiết các nguồn cung đất đai sao cho cung đất đai dịch chuyển đến mức hợp lý ( cung = cầu) nhằm đạt được mức giá cần bằng tương đối trong điều kiện giá đất luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố ảnh hưởng. Đồng thời đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn. Ở

Hà Nội do tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, nhu cầu sử dụng đất để xây dựng nhà ở đô thị, xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật ... do vậy, Thành phố phải xây dựng kế hoạch sử dụng đất sao cho phù hợp và thường là chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu thực tế. Tuy nhiên việc điều chỉnh này cũng cần phải phân tích đánh giá một cách kỹ càng, khoa học và có căn cứ xác đáng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Thủ đô.

- Điều tiết nguồn cung từ quỹ đất đai nhà nước quản lý:

Nhiều nước trên thế giới cũng giống như ở Việt Nam nói quỹ đất đai do nhà nước quản lý là nguồn cung quan trọng. Nguồn cung đất đai từ phía nhà nước (cũng giống như các hàng hoá khác) khi tham gia vào thị trường có tác động rất lớn trong việc bình ổn giá cả, hạ nhiệt các cơn sốt giá nếu có, đồng thời nó bắt buộc các đối tượng khác cũng cạnh tranh khi tham gia vào thị trường, chống mọi hiện tượng độc quyền, đầu cơ, tích trữ, ép giá...Mặt khác các nhà nước nói chung đều có quyền tối thượng đối với việc sử dụng các loại đất, đặc biệt quyền đó càng lớn đối với các nước có quyền sở hữu toàn dân về đất đai như ở nước ta. Như vậy, nhà nước hoàn toàn có thể chủ động trong việc điều tiết các nguồn cung, nhất là nguồn cung từ quỹ đất đai do nhà nước quản lý trực tiếp.

Tuy nhiên, nguồn cung đất đai từ phía nhà nước có những giới hạn nhất định so với nhiều loại hàng hoá khác. Thứ nhất là, sự giới hạn về tổng cung đất đai trên các vùng, mà giới hạn này đối với Việt Nam càng lớn, do nước ta là nước đất chật, người đông, các vùng, các địa phương đều có quy mô diện tích hạn chế, không phải bất cứ lúc nào nguồn cung cũng có thể mở rộng được. Thứ hai là, tất cả các loại đất đều có mục đích sử dụng riêng (đất nông nghiệp, đất đô thị, đất công công...) và chúng được sắp xếp, bố trí theo các phương án quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã

hội từ 10 năm trở lên. Do vậy, không phải nhà nước lúc nào cũng chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất đó. Thứ ba là, hiện nay các loại đất của nước ta cũng như các nước khác, đa phần giao cho các đối tượng khác quản lý và sử dụng. Vì vậy, để có cung thì nhà nước phải thu hồi đất, đền bù và giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Để làm được điều đó phải có thời gian, vốn lớn, biện pháp đồng bộ mới có thể giải quyết được và dĩ nhiên việc thu hồi đất cũng phải nằm trong khuôn khổ phương án quy hoạch, kế hoạch, không thể tự do áp đặt. Với những điểm hạn chế như trên, để điều tiết nguồn cung đất đai từ phía nhà nước, nhà nước một mặt phải chủ động nguồn cung thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong quy hoạch, kế hoạch cần phải quan tâm đến các loại đất cần phải thu hồi, đền bù giải phóng mặt bằng, các loại đất chưa sử dụng hoặc không sử dụng, các loại đất để chuyển đổi mục đích sử dụng. Mặt khác, nhà nước phải đánh giá và nắm bắt được tình hình các lực lượng tham gia cung đất trên thị trường như khả năng quy mô diện tích, khả năng về tài chính, kỹ thuật... để có các giải pháp thích ứng. Vai trò này của nhà nước không những có tác dụng trong việc bình ổn giá quyền sử dụng đất mà còn đảm bảo cho việc phát triển cân đối giữa các ngành, nghề, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển theo đúng định hướng của nhà nước.

- Điều tiết các nguồn cung khác:

Tham gia vào thị trường cung đất đai ngoài nhà nước còn có nhiều lực lượng tham gia khác như các hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức khác có đất, trong đó chủ yếu là các hộ gia đình, cá nhân có đất. Xét từng cá thể thì đây là lực lượng có quy mô diện tích nhỏ, nhưng xét về tổng thể thì đây là lực lượng chủ yếu nắm giữ đất đai. Lực lượng này tham gia vào thị trường theo nguyên tắc cạnh tranh tự do, theo đúng quy luật của thị trường trên cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực.

Về mặt tích cực, đây là lực lượng năng động, linh hoạt, có tính thích ứng cao. Trong các điều kiện của thị trường và với sự tham gia của họ vào thị trường cho phép đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của những người có nhu cầu về đất. Hiện tại Hà Nội đang có chủ trương và chính sách khuyến khích các hộ gia đình chuyển đổi từ nhà ở riêng biệt sàng ở nhà chung cư để tiết kiệm đất và tạo ra quỹ đất phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên chính sách này thực hiện trong thời gian qua mới đạt được kết quả bước đầu.

Về mặt tiêu cực, do bản chất của nhiều nhà cung cấp là tư nhân nên nhiều người trong họ chỉ quan tâm đến đồng tiền, lợi nhuận. Họ có thể sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để trục lợi như đầu cơ, ép giá, trốn tránh luật pháp với mục đích bán được hàng, còn hậu quả thế nào thì người mua phải chịu.

Để điều tiết nguồn cung từ các tổ chức và cá nhân này, nhà nước phải công khai hoá công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tăng cường quản lý bằng pháp luật, đặc biệt sử dụng công cụ thuế thu nhập từ bán đất để buộc các đối tượng cung đất theo định hướng quản lý của nhà nước.

Từ những đối tượng cung chủ yếu như trên, vấn đề đặt ra là nhà nước phải làm thế nào để quản lý, điều tiết nguồn cung nhằm hướng đến bình ổn giá cả đất đai và đảm bảo cho thị trường quyền sử dụng đất phát triển lành mạnh. Để thực hiện được điều này, nhà nước sử dụng các công cụ và những biện pháp chủ yêu sau:

+ Xây dựng, triển khai thực hiện và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Thông qua quy hoạch, kế hoặch sử dụng đất, nhà nước một mặt bắt buộc các đối tượng cung ứng đất chỉ được giao dịch mua bán đất theo sự ràng buộc hay quy định của văn bản quy hoạch. Mặt khác thông qua điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhà nước có thể bổ sung, điều chỉnh, huỷ bỏ công trình, thay đổi cơ cấu các loại đất

nông nghiệp, vị trí, diện tích các khu đất phi nông nghiệp, thay đổi tiến độ thời gian thực hiện quy hoạch. Như vậy nó sẽ làm thay đổi cung đất của các đối tượng quản lý sử dụng.

+ Ban hành hệ thống văn bản pháp luật: Hệ thống pháp luật về đất đai là công cụ chủ yếu để thực thi chính sách đất đai của nhà nước, có vai trò chi phối trực tiếp đến thị trường đất đai. Những luật chi phối đến cung đất đai bao gồm Luật đất đai, Luật kinh doanh bất động sản, luật thuế liên quan đến sử dụng, chiếm hữu và giao dịch đất đai. Hệ thống các văn bản dưới luật bao gồm pháp lệnh, nghị định, thông tư, chỉ thị cụ thể hoá việc thi hành các luật trên. Các văn bản pháp luật trên có liên quan đến cung đất đai và các văn bản quy định về quyền năng như: bán hoặc chuyển đổi, chuyển nhượng, nếu không có các quyền trên thì không có giao dịch, không có thị trường đất, không có cung và cũng không có cầu. Đặc biệt, các văn bản về chính sách tài chính, thuế và giao dịch đất đai như thuế về quyền sử dụng đất, thuế thu nhập từ đất, các lệ phí, các khoản đóng góp khác. Nhà nước muốn tăng cung thì cần giảm các khoản thuế cũng như sự đóng góp của các khoản thu từ đất của các đối tượng cung và ngược lại. Muốn hạn chế lượng cung cần tăng thuế từ các khoản thu nhập đó.

+ Tổ chức các hoạt động dịch vụ đáp ứng các thủ tục giấy tờ liên quan đến giao dịch mua bán đất đai, trên cơ sở đó giúp nhà nước quản lý và nắm chắc được các đối tượng giao dịch, mua bán nhằm khuyến khích tạo điều kiện cho các đối tượng cung đất hạn chế khả năng buôn bán ”ngầm”.

Đối với những nước có nền kinh tế thị trường chưa phát triển và khi đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước trực tiếp quản lý như Việt Nam thì bên cạnh những vai trò chung, như đã nêu, nhà nước thậm chí còn có thể can thiệp trực tiếp vào việc xác định giá đất. Chẳng hạn: nhà nước có thể tiến hành nghiên cứu để ban hành chính sách về giá đất, khung giá đất áp dụng khi

giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi, tính thuế sử dụng đất; nhà nước có thể thực hiện điều tra, khảo sát, phân tích thông tin, dự báo các thông số hình thành đất, xây dựng bảng giá đất để tiến hành cho các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước thuê. Công việc này sẽ do các tổ chức chuyên môn của nhà nước tiến hành, trình lên cơ quan quản lý xét duyệt; nhà nước thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách giá đất và mức giá đất do nhà nước quy định, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giá.

Một phần của tài liệu đánh giá công tác quản lý nhà nước về thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản tại địa bàn thị xã phú thọ tỉnh phú thọ (Trang 46 - 51)