KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hộ
4.2.2.1. Thực trạng quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thị xã Phú Thọ
Trong cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn thị xã Phú Thọ với tổng diện tích tự nhiên 6.460,07 ha, thì đất nông nghiệp 4.371,41 ha, chiếm 67,67%; đất phi nông nghiệp 1.868,35 ha, chiếm 28,92%, đất chưa sử dụng là 220,31 ha, chiếm 3,41% diện tích đất tự nhiên.
Diện tích đất chưa sử dụng tuy còn nhưng không tập trung, rất manh mún, có ở nhiều nơi đa số là các sườn đồi dốc và ở đồng bằng là diện tích các bờ đất, các hố nhỏ hay những thửa đất nông nghiệp khó có thể đưa vào sử dụng được.
Bảng 4.5: Diện tích đất phi nông nghiệp
STT Loại đất Diện tích Tỷ lệ(%)
1 Đất phi nông nghiệp 1868,35 100
1.1 Đất ở 375,24 20.08
1.1.1 Đất ở nông thôn 287,98 15,41
1.1.2 Đất ở tại đô thị 87,26 4,67
1.2 Các loại đất khác 1493,11 79,92
(Nguồn:Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phú Thọ năm 2009) [1] Qua bảng 4.5 ta thấy, diện tích đất ở đô thị và đất ở nông thôn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong diện tích đất phi nông nghiệp.
Sức ép dân số đối với thị xã nói chung thì chưa cao, nhưng đối với nội thị thì đang đứng trước sức ép dân số cao. Trước hiện thực đó thị xã đã có quy hoạch phát triển đến năm 2010, chú trọng đến diện tích đất ở và đất phát triển công nghiệp. Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng kế hoạch sử dụng đất từ năm 2010 đến năm 2015 của thị xã Phú Thọ.
Bảng 4.6: Phân bổ diện tích các loại đất đến năm 2015 của thị xã
STT Loại đất Năm 2009 Diện tích đến ...(ha) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Đất phi nông nghiệp 1868,35 2089,93 2194,18 2240,30 2250,83 2261,36 2269,89 1.1 Đất ở 375,24 462,14 502,66 509,42 515,95 523,16 531,69 1.1.1 Đất ở tại nông thôn 287,98 371,83 407,29 414,05 420,58 427,79 436,32 1.1.2 Đất ở tại đô thị 87,26 90,31 95,37 95,37 95,37 95,37 95,37
Như vậy trước nhu cầu ngày càng cao về các loại đất nhất là đất ở , nên trong giai đoạn 2010-2015 đã quy hoạch diện tích đất ở tăng từ 375,24ha lên đến 531,69ha tăng 1,4 lần.
Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được xác định là công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai nói chung và quản lý, điều tiết thị trường quyền sử dụng đất nói riêng. Bởi đó chính là cơ sở để đảm bảo cho việc quản lý thống nhất của nhà nước đối với đất đai, cân đối quỹ đất của từng vùng, ngành, địa phương để đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội đặt ra, bảo đảm cho đất đai được phân phối, sử dụng công bằng, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả; là công cụ hữu hiệu trong điều tiết cung, cầu về đất đai trên thị trường. Giúp cho thị trường phát triển lành mạnh, công khai, minh bạch.
Trên thực tế, quy hoạch là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện nhằm đưa đất đai vào sử dụng bền vững. Như vậy việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thời gian trước mắt cũng như về lâu dài. Quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp giúp cho UBND thị xã Phú Thọ tổ chức lại việc sử dụng đất, tránh sử dụng đất một cách tùy tiện, làm giảm sút quỹ đất nông nghiệp (khi mà nền kinh tế của nước ta cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao). Như vậy mọi nhu cầu sử dụng đất nếu không được trù tính vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (kể cả điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch này) thì mặc nhiên bị loại bỏ không được đáp ứng.
Như vậy việc xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất giữ một vị trí hết sức quan trọng. Nhưng trên thực tế ở Phú Thọ trong những năm qua việc lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch còn chưa đáp ứng với yêu cầu. Chất lượng của quy hoạch còn yếu, thiếu tính đồng bộ, lâu dài. Thực tế còn cho thấy, việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch nhiều khi còn mang tính
chủ quan, thiếu tính khả thi, tình trạng quy hoạch treo và nhiều dự án bị bỏ dở không phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
Trong thời gian qua thị xã Phú Thọ đã rất coi trọng công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Trong đó đã xây dựng xong quy hoạch sử dụng đất 10 năm 2001 đến 2010 và định hướng quy hoạch năm 2011 đến 2015. Từ thị xã đến các xã phường đã chỉ rõ sự tăng giảm của các loại đất.
Theo quy hoạch đế n năm 2010, sẽ chuyển 1.742,64 ha đất nông nghiệp , đất lâm nghiệp có rừng sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp .
Thực hiện quy hoạch trên trong 5 năm 2001 - 2005 thị xã Phú Thọ đã sử dụng 892,08 ha vào mục đích làm nhà ở và đất chuyên dùng .
Bảng 4.7: Tình hình thực hiện các dự án sử dụng đất tại thị xã Phú Thọ từ năm 2001 đến năm 2005 Số dự án đƣợc triển khai (dự án) Diện tích đất đƣợc GPMB (ha) Tiền đền bù (tỷ đồng) Số hộ đƣợc đền bù (hộ) Năm 2001 18 342,10 112,5 9.502 Năm 2002 36 109,58 39,6 3.043 Năm 2003 33 939,52 253,7 26.097 Năm 2004 22 138,07 47,3 3.835 Năm 2005 24 152,67 41,2 4.240
(Nguồn:Báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phú Thọ) [2] Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thị xã Phú Thọ trong những năm qua đã góp phần đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, nắm được quỹ đất của từng loại, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tạo sự công bằng, minh bạch,
dân chủ khi thực hiện các dự án, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chủ động dành quỹ đất hợp lý cho phát triển các ngành, các lĩnh vực, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm đất đai phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên việc lập quy hoạch sử dụng đất của Phú Thọ hiện nay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu cuộc sống của người dân, còn nhiều bất cập cần phải quan tâm giải quyết.
Tồn tại lớn trong hoạch định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay của Phú Thọ là vấn đề "Quy hoạch treo, kế hoạch treo". Đây là những quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xây dựng, xét duyệt, công bố công khai theo đúng thẩm quyền nhưng không được thực hiện hoặc thực hiện nửa vời gây ra những thiệt hại không nhỏ cho nhiều bên liên quan (Nhà nước, người đang sử dụng đất, người được sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch...). Từ đó dẫn đến tình trạng là: nhà nằm trong vùng quy hoạch treo rất khó khăn cho việc xây dựng cả về thủ tục xin cấp phép đến việc bồi thường thiệt hại khi bị thu hồi. Nhà đất trong vùng quy hoạch gần như không thể giao dịch mua bán, cầm cố, thế chấp gây rất nhiều khó khăn cho người sử dụng...
Mặt khác, quy hoạch vẫn chưa mang tính thống nhất , đất đai sử dụng manh mún ví dụ : xây dựng nhà ở , mở rộng đô thị , quy hoạch khu dân cư , quy hoạch hạ tầng cơ sở ... đã làm phá vỡ cảnh quan thiên nhiên , thiếu thẩm mỹ...nên chưa đáp ứng được yêu cầu hộ trợ cho hoạt động của thị trường BĐS. Hơn thế nữa việc điều chỉnh quy hoạch một cách tùy tiện làm giảm niềm tin của nhân dân vào chính quyền .
Mặc dù đã có quy hoạch nhưng chưa có sự lãnh đạo đủ mạnh để kiểm soát việc quy hoạch sử dụng đất gây lãng phí , tình trạng tram nhũng , dẫn đến mất ổn định trong nhân dân . Nhiều dự án quy hoạch mang tính chủ quan của một số người có chức , có quyền tính đến lợi ích cá nhân , mà chưa dựa trên cơ
sở khoa học và điều kiện kinh tế xã hội cụ thể . Người sử dụn g đất, chủ yếu là hộ gia đình cá nhân đã bất chấp quy định của Nhà nước về quy hoạch , cố tình xây dựng nhà ở , công trình trái phép trong khu vực đã có dự án từ đó làm thiệt hại lớn về kinh tế cho bản thân hộ gia đình cá nhân và cho xã hội , làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền ...