) Thu đƣợc (tỷ đồng
a. Sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật tác động đến thị trường đất đa
tác động đến thị trường đất đai
Giải pháp này nhằm khắc phục những quy định chồng chéo, mâu thuẫn hoặc còn bất cập hoặc chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh dẫn đến sự triệt tiêu động lực phát triển hoặc hạn chế hiệu quả của thị trường đất đai hoặc những vấn đề phát sinh trong thị trường quyền sử dụng đất nhưng không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh. Cụ thể:
- Luật dân sự cần có quy định cụ thể, chi tiết để làm rõ hơn các hình thức sở hữu, các quyền năng của chủ sở hữu và của người không phải chủ sở hữu đối với một tài sản trong đó có quyền sử dụng đất. Hoàn thiện các quy định về đăng ký quyền sử dụng và đăng ký giao dịch quyền sử dụng đất. Đồng thời, trong thời gian tới cần xác định và thực hiện việc bán đấu giá quyền sử dụng đất là một kênh chính trong việc giao đất, thuê đất. Hình thức này đảm bảo công bằng và minh bạch nhất trong các hình thức giao đất, thuê đất. Hạn chế việc "xin - cho" và phát sinh những tiêu cực trong lĩnh vực quản
lý đất đai. Mặt khác, thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất sẽ là cơ sở tốt nhất đưa đất đai vào sử dụng có hiệu quả và đưa đất đai đến với người có nhu cầu thực sự trong khi đó Nhà nước lại thu được một khoản rất lớn cho ngân sách. Khi sửa đổi Bộ Luật dân sự cần hướng tới việc giải quyết các tranh chấp về đất đai nói chung, khiếu kiện về các giao dịch mua bán BĐS do tòa dân sự các cấp giải quyết để giảm bớt sự quá tải cho các cơ quan hành chính cũng như đảm bảo sự khách quan trong quá trình giải quyết.
- Luật Đất đai cần xác định rõ lợi ích của chủ sở hữu đất đai mà Nhà nước là đại diện, vấn đề giá trị, giá cả đất đai; quan điểm và chính sách điều tiết để đảm bảo tính công bằng xã hội; không quá nặng về hành chính quản lý mà thiếu để ý tới đặc thù của đối tượng quản lý là một loại tài sản đặc biệt. Nếu vẫn quy định mang nặng tính hành chính quản lý làm trầm trọng thêm cơ chế "xin - cho". Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia trở thành một thứ đặc quyền của một số cơ quan, cán bộ hành chính, làm mầu mỡ thêm mảnh đất cho những kẻ trục lợi, tham nhũng, hối lộ, đầu cơ đất đai trong nền kinh tế thị trường. Để giải quyết được vấn đề này, quy định của Luật Đất đai vừa đảm bảo quản lý nhà nước, vừa đảm bảo tính kinh doanh. Tức phải có sự phân biệt rạch ròi giữa quản lý hành chính và quản lý kinh doanh đối với đất đai. Phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm cụ thể của từng cấp, từng ngành. Không nên quy định chung chung như hiện nay cấp nào cũng có thẩm quyền, đến khi quy trách nhiệm thi cấp nào cũng chịu dính líu một ít. Song không cấp nào, cơ quan nào chịu trách nhiệm cụ thể.
- Luật Xây dựng cần tập trung các giải pháp tối ưu trong đổi mới công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng gắn với quy hoạch và sử dụng đất đai. Tiến tới phải xây dựng và ban hành Luật quy hoạch.
- Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư cần tạo tính công bằng đối với tất cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh BĐS.
- Luật thuế cần có chính sách thuế BĐS công bằng, hợp lý, có cơ chế khuyến khích đăng ký giao dịch và có chế tài xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế trong giao dịch BĐS.
- Luật kinh doanh BĐS phải là trung tâm, bao quát và khâu nối được các quy định có liên quan đến luật khác; phải điều tiết toàn bộ các dạng quan hệ giao dịch trong thị trường BĐS như tiêu chuẩn, quyền hạn, trách nhiệm của những người thực hiện các dịch vụ trên thị trường BĐS; quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia thị trường...tạo sân chơi thực sự bình đẳng, công khai trong các lĩnh vực kinh doanh trên thị trường.
- Ban hành mới Luật đăng ký BĐS, trong đó quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của người đăng ký BĐS; quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan đăng ký BĐS cũng như những chế tài cần thiết đối với những người chiếm giữ BĐS mà không đăng ký...