) Thu đƣợc (tỷ đồng
b. Thực hiện cơ chế, chính sách về quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường BĐS
4.4.2.2. Các giải pháp về thị trƣờng
Quản lý và điều tiết của nhà nước đối với thị trường quyền sử dụng đất phải hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính của Nhà nước và sự quản lý và điều tiết đó phải tuân theo quy luật của thị trường đó là quy luật cung, cầu, đảm bảo bình ổn giá đất đai phù hợp với mức độ tăng trưởng của nền kinh tế và thu nhập của người dân.
- Nhà nước cần tham gia trực tiếp vào cung ứng đất đai thông qua công cụ tài chính, quy hoạch và các công cụ liên quan khác như: Mở rộng đô thị, mở rộng đường giao thông; mở rộng thị trường cho thuê; giảm ách tắc trong
thủ tục đầu tư, cần thay đổi cơ chế đầu tư để tăng cường cạnh tranh lành mạnh thông qua đấu thầu dự án, đấu giá quyền sử dụng đất, giải quyết các ách tắc về đền bù GPMB…Tuy nhiên khả năng cung đất trực tiếp của Nhà nước còn hạn chế, việc tổ chức đấu giá đất chưa nhiều, chưa đáp ứng được cầu đất của các đối tượng. Trên thực tế, nhiều tổ chức, cá nhân thực sự có nhu cầu sử dụng đất cho mục đích ở, sản xuất kinh doanh dịch vụ vẫn phải tìm kiếm đất từ các nguồn cung khác như thuê lại, hoặc mua lại của những doanh nghiệp, cá nhân có đất. Hơn nữa, một thời gian dài một số đối tượng đã lợi dụng cơ chế hai giá và sự buông lỏng trong quản lý đất đai của chính quyền để trục lợi, đầu cơ thông qua việc xin các cấp chính quyền giao đất hoặc thuê đất vượt quá nhu cầu sử dụng thực tế của mình, thậm chí không có nhu cầu sử dụng đất vẫn xin giao, thuê để khi giá đất cao nhượng lại để kiếm lời.
Nguồn cung đất đô thị có hạn, trong khi dân số đô thị tiếp tục gia tăng, nên lỗ hổng giữa cung và cầu đất đô thị ở Phú Thọ chắc chắn sẽ ngày càng lớn. Do đó, để có thể khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai và chống lãng phí trong sử dụng đất nhằm đảm bảo cho đối tượng có nhu cầu thực sự về đất đai có khả năng tiếp cận nguồn đất đô thị và kiềm chế sự tăng giá đất đai, UBND thị xã Phú Thọ có thể can thiệp vào thị trường đất đô thị nhằm điều tiết quan hệ cung cầu theo một số hướng sau:
- Tiếp tục đổi mới cơ chế giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất nhằm tạo nên một sân chơi bình đẳng hơn cho tất cả các thành phần kinh tế . Đây là giải pháp rất quan trọng để chính quyền điều tiết nguồn cung đất đô thị, khi mà cầu đất còn rất lớn. Cần thực hiện triệt để việc đấu giá hoặc đấu thầu quyền sử dụng đất cho tất cả các mục đích sử dụng dất. - Thực hiện công khai các dự án phát triển nhà và đô thị, từ quy hoạch, tiến độ đến phương thức mua bán và tổ chức đấu thầu để lựa chọn chủ đầu tư
có năng lực thực hiện dự án, tạo sự cạnh tranh lành mạnh đúng pháp luật, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham gia đấu thầu bỏ vốn đầu tư phát triển khu đô thị mới. Trên cơ sở đó, có thể tạo ra sự đa dạng trong nguồn cung đất đô thị.
- Tiếp tục cải tiến thủ tục pháp lý và tăng cường hỗ trợ các giao dịch đất đai như: tiếp tục cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, tăng cường dịch vụ công về đất đai , cung cấp thông tin về quy hoạch, thông tin về đất đai, thực hiện cơ chế " một cửa" trong việc thực hiện thủ tục hành chính pháp lý về chuyển nhượng đất đai, mua bán BĐS; xác định rõ phạm vi, quyền hạn của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng trong việc quản lý đất đai và bảo đảm không một người nào, không một tổ chức nào có thể lạm dụng quyền quản lý đất đai để cố tình gây phiền hà, khó khăn trong giao dịch chuyển nhượng đất đai, nếu đó là nhu cầu chính đáng, được pháp luật bảo hộ. Các cơ quan chức năng không được tự ý làm luật riêng mà chỉ được phép cụ thể hoá, chi tiết hoá những quy định của pháp luật; giá đất được hình thành theo tương quan cung, cầu. Khi đó, giá thị trường của đất sẽ là giá được công nhận để làm căn cứ tính toán các chỉ tiêu liên quan về thuế và không nên áp đặt giá đất một cách cứng nhắc theo khung giá.