Quy định về trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự và Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 66 - 70)

và Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước

Trong quá trình THADS thì nghĩa vụ THA thƣờng là nghĩa vụ trả tiền mà tiền của bên phải THA có thể đang đƣợc gửi tại tài khoản KBNN, ngân hàng và các TCTD, tài sản của bên phải THA cũng có thể đƣợc đƣợc thế chấp tại ngân hàng và các TCTD để đảm bảo khoản vay. Việc xác định đối tƣợng phải thi hành có tiền gửi hoặc tài sản thế chấp tại KBNN, ngân hàng và các TCTD là cơ sở để cơ quan

60

THADS xác định việc THA là có hay không có điều kiện thi hành từ đó có căn cứ để tổ chức việc THA. Đây chính là cơ sở cho việc hình thành mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan THADS với KBNN và NHNN.

Theo quy định của pháp luật, NHNN không thực hiện các hoạt động tín dụng nhƣ cấp tín dụng, gửi tiền, thanh toán qua tài khoản nhƣ các TCTD vì vậy NHNN không trực tiếp tham gia vào công tác tổ chức THA đối với các vụ việc cụ thể. Tuy vậy, trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn đƣợc quy định tại Quyết định số 290/QĐ- NHNN ngày 25 tháng 02 năm 2014 của NHNN Việt Nam thì Chi nhánh NHNN cấp tỉnh có vai trò quản lý toàn bộ hoạt động của các TCTD hoạt động trên địa bàn, chỉ đạo và yêu cầu các TCTD thực hiện sự phối hợp với cơ quan THADS.

Hiện nay, sự phối hợp giữa cơ quan THADS với KBNN và NHNN đƣợc thực hiện theo quy định tại Điều 176 LTHADS, Quy chế Phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và Bộ Tƣ pháp trong công tác THADS số 01/QCLN/NHNNVN- BTP ngày 18/3/2015 và Nghị định số 62/2015/NĐ-CP gồm các nội dung nhƣ sau:

* Phối hợp với NHNN trong thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật:

Trong phạm vi thẩm quyền đƣợc giao, Cục THADS tỉnh và chi nhánh NHNN tỉnh thực hiện chỉ đạo các cơ quan THADS trực thuộc và các TCTD trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo đúng quy định của LTHADS, Thông tƣ liên tịch số 02/2014/TTLT/BTP-BTC-BLĐTBXH-NHNN ngày 14 tháng 01 năm 2014 hƣớng dẫn việc cung cấp thông tin tài khoản, thu nhập của ngƣời phải THA và thực hiện phong tỏa, khấu trừ để THADS và Quy chế phối hợp giữa NHNN Việt Nam và Bộ Tƣ pháp. Đối với các địa phƣơng đã ký kết quy chế phối hợp thì Cục THADS tỉnh và Chi nhánh NHNN tỉnh có trách nhiệm triển khai thực hiện đến cơ quan THADS cấp huyện và các TCTD trên cùng địa bàn.

Đồng thời, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nếu cơ quan nào phát hiện những điểm chƣa phù hợp trong các văn bản pháp luật về THADS liên quan đến tín dụng, ngân hàng hoặc về tín dụng, ngân hàng liên quan đến THADS thì hai bên có thể trao đổi, thống nhất hƣớng giải quyết hoặc kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền xem xét.

61

* Phối hợp cung cấp thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải THA

Theo điểm b khoản 6 Điều 44 LTHADS 2014 thì khi nhận đƣợc yêu cầu từ phía cơ quan THADS thì KBNN, NHNN chỉ đạo các TCTD trên địa bàn thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ theo yêu cầu, đảm bảo tính chính xác, trung thực và đúng đối tƣợng; bảo mật việc cung cấp thông tin và nội dung cung cấp thông tin để ngăn chặn các hành vi tẩu tán tài sản, trốn tránh việc THA của ngƣời phải THA và các tổ chức, cá nhân có liên quan; Lƣu trữ hồ sơ liên quan đến việc cung cấp thông tin. Trƣờng hợp không đáp ứng đƣợc yêu cầu cung cấp thông tin thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Cơ quan THADS sau khi nhận đƣợc thông tin cung cấp có trách nhiệm bảo mật thông tin, sử dụng thông tin đƣợc cung cấp đúng mục đích yêu cầu, lƣu trữ hồ sơ tài liệu theo đúng quy định.

* Phối hợp thực hiện phong tỏa tài khoản, khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải THA

Theo quy định tại khoản 2 Điều 176 LTHADS; Điều 20, 21 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP thì CHV căn cứ vào thông tin tài khoản của ngƣời phải THA ra quyết định phong tỏa tài khoản, khấu trừ tiền trong tài khoản và giao trực tiếp quyết định cho ngƣời đại diện theo pháp luật của KBNN, các TCTD hoặc ngƣời có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan đó và lập biên bản về việc giao quyết định. Trong quyết định phải xác định rõ số tiền bị phong tỏa tƣơng ứng với số tiền bị khấu trừ.

Trƣờng hợp ngƣời đại diện theo pháp luật hoặc ngƣời có trách nhiệm nhận văn bản của KBNN và các TCTD không nhận quyết định phong tỏa tài khoản thì CHV lập biên bản về việc không nhận quyết định, có chữ ký của ngƣời làm chứng hoặc chứng kiến và tiến hành niêm yết quyết định phong tỏa tài khoản ở nơi gửi giữ của ngƣời phải THA tại trụ sở cơ quan đó. CHV có trách nhiệm bảo mật các thông tin về tài khoản, tài sản của ngƣời phải THA bị áp dụng biện pháp bảo đảm khi đƣợc KBNN và các TCTD nơi có tài khoản cung cấp.

Trƣờng hợp đối tƣợng bị cƣỡng chế có mở tài khoản tiền gửi tại KBNN và các TCTD thì CHV căn cứ số dƣ tài khoản để quyết định áp dụng biện pháp cƣỡng chế

62

khấu trừ tiền trong tài khoản để đảm bảo thu đủ tiền phải THA và chi phí cƣỡng chế THA, nếu có. KBNN và các TCTD có trách nhiệm thực hiện ngay quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản, nếu không thực hiện mà để đƣơng sự tẩu tán tiền trong tài khoản dẫn đến không thể THA thì phải bồi thƣờng thiệt hại theo quy định.

* Phối hợp với NHNN trong công tác xử lý nợ xấu

Nợ xấu là khoản nợ quá hạn thanh toán và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn, việc kiểm soát nợ xấu là một nhiệm vụ rất quan trọng của NHNN. Hiện số lƣợng vụ việc và giá trị tiền, tài sản cơ quan THADS phải thi hành cho các TCTD lớn và khó giải quyết khiến khả năng thu hồi vốn thấp, ảnh hƣởng rất lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ của NHNN còn cơ quan THADS không thể hoàn thành chỉ tiêu THA đƣợc giao. Nguyên nhân của thực trạng trên xuất phát từ những hạn chế của các TCTD trong việc thẩm định tài sản thế chấp, sự yếu kém trong năng lực và sự tùy tiện của cán bộ tín dụng khi thực hiện thẩm định tài sản, cho vay mà không xác minh kỹ nguồn gốc tài sản, thẩm định quá cao giá trị của tài sản hay một tài sản thế chấp ở nhiều nơi, nhận thế chấp đất nhƣng không thế chấp tài sản gắn liền trên đất, thế chấp tài sản đã có trong quy hoạch … gây khó khăn trong xử lý tài sản thế chấp.

Để giải quyết vấn đề trên, Điều 11 Quy chế phối hợp liên ngành số 01/QCLN/NHNNVN-BTP ngày 18 tháng 3 năm 2015 đã quy định về sự phối hợp giữa cơ quan THADS và NHNN trong công tác xử lý nợ xấu, quy định này đã tạo ra chất keo gắn kết hai bên trong thực thi nhiệm vụ, giúp các bên tìm ra sự đồng thuận để cùng giải quyết vụ việc và tháo gỡ các khó khăn, vƣớng mắc. Theo nội dung quy chế, định kỳ cơ quan THADS với chi nhánh NHNN cấp tỉnh sẽ tổ chức giao ban nhằm mục đích rà soát kết quả phân loại án và kết quả THA có liên quan đến hoạt động tín dụng – ngân hàng, tổng hợp những khó khăn, vƣớng mắc để các bên tìm đƣợc tiếng nói chung trong xây dựng phƣơng án và chỉ đạo việc giải quyết.

* Phối hợp với KBNN trong bảo quản tiền, tài sản phải THA

Theo quy định tại khoản 2 Điều 144 BLTTDS 2015; khoản 2, Điều 58 LTHADS thì các tài sản THA là kim khí quý, đá quý, tiền hoặc giấy tờ có giá sẽ

63

đƣợc cơ quan THADS gửi bảo quản tại KBNN. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009 thì các khoản tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án do cơ quan THADS thu cũng đƣợc gửi vào tài khoản tạm giữ lập tại KBNN để chờ xử lý.

Một phần của tài liệu Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)