Giai đoạn từ 1945 đến

Một phần của tài liệu Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 42 - 43)

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 02/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Việc cần phải thực hiện ngay thời điểm đó là tổ chức lại Bộ máy Nhà nƣớc, ban hành các quy định luật lệ tạm thời để việc quản lý xã hội dần đi vào nề nếp. Bắt đầu bằng việc ban hành Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945, trong thời gian chờ ban hành luật pháp chung cho toàn cõi Việt Nam sẽ cho áp dụng tạm thời các luật lệ hiện hành ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam nếu những luật lệ này không trái với những điều thay đổi ấn định trong Sắc lệnh. Việc thi hành bản án vẫn đƣợc giao cho Thừa phát lại thực hiện nhƣ giai đoạn trƣớc năm 1945.

Ngày 24/01/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số 13 quy định về “Tổ chức các Toà án và các ngạch thẩm phán”, khoản 3 Điều thứ 3 quy định về quyền “Thi hành những mệnh lệnh của các thẩm phán cấp trên” của Ban tƣ pháp xã.

Ngày 19/7/1946, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ký ban hành Sắc lệnh 130 về “Ấn định thể thức thi hành phải ghi trên các bản sao hoặc trích sao của Chủ tịch Chính phủ”, Điều thứ nhất và Điều thứ ba của Sắc lệnh quy định:

Vậy, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà truyền cho các thừa phát lại theo lời yêu cầu của ngƣời đƣơng sự thi hành bản án này, các ông Chƣởng lý và Biện lý kiểm soát việc thi hành, các vị chỉ huy Binh lực giúp đỡ mỗi khi đƣơng sự chiểu luật yêu cầu.

Trong các xã, thị xã hoặc khu phố, Chủ tịch, Phó chủ tịch và thƣ ký đều chịu trách nhiệm thi hành những lệnh, mệnh lệnh hoặc án của các Toà án. Ban ấy sẽ tuỳ từng việc, chỉ định một nhân viên để giao cho việc thi hành lệnh, mệnh lệnh hoặc án.

Tiếp đó, ngày 26/4/1949 Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp ban hành Thông tƣ số 24-BK "Về việc thi hành án Hình và án Hộ", Thông tƣ tiếp tục xác định trách nhiệm thi hành bản án của Thừa phát lại, Ban tƣ pháp xã đồng thời nhấn mạnh vai trò của Uỷ ban xã, thị xã, khu phố, các vị chỉ huy binh lực và các cơ quan có liên quan trong việc hỗ trợ THA. [35]

36

Ngày 22/5/1950 Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa - Hồ Chí Minh đã ký ban hành sắc lệnh số 85/SL đƣa ra các nội dung về cải cách bộ máy tƣ pháp. Theo đó thì Ban tƣ pháp xã đƣợc giao một phần thẩm quyền xét xử những tranh chấp có giá trị không lớn, thẩm quyền thi hành bản án của Thừa phát lại và Ban tƣ pháp xã không còn đƣợc ghi nhận, việc thi hành bản án đƣợc chuyển giao cho Thẩm phán huyện: “Thẩm phán huyện dưới sự kiểm soát của Biện lý có nhiệm vụ đem chấp hành các án hình về khoản bồi thường hay bồi hoàn và các án hộ, mà chính

Toà án huyện hoặc Toà án trên đã tuyên”. [30, Điều 19]

Về thủ tục THA, Bộ Tƣ pháp đã ban hành Thông tƣ số 4176/HCTP ngày 28/11/1957 quy định về cƣỡng chế THA trong đó quy định cụ thể các bƣớc tiến hành cƣỡng chế THA cũng nhƣ trách nhiệm của các cơ quan tham gia phối hợp.

Nhƣ vậy có thể thấy ngay từ những ngày đầu sau khi Cách mạng tháng 8/1945 thành công, dù còn nhiều khó khăn song Chính phủ lâm thời nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa vẫn quan tâm đến công tác THADS, giao nhiệm vụ thi hành bản án của Tòa án cho Thừa phát lại và Ban tƣ pháp xã đồng thời quy định về trách nhiệm hỗ trợ thực hiện việc thi hành của các cơ quan hữu quan. Các văn bản trên đã tạo nền móng pháp lý cho việc hình thành các mối quan hệ phối hợp đầu tiên trong công tác THADS, đó là quan hệ phối hợp giữa cơ quan tổ chức thi hành bản án (Thừa phát lại, Ban tƣ pháp xã) với cơ quan xét xử (Tòa án); cơ quan hỗ trợ việc thi hành (Chỉ huy Binh lực) và đƣợc đặt dƣới sự giám sát thi hành của Trƣởng lý, Biện lý.

Giai đoạn này những quy định về trách nhiệm phối hợp trong THADS còn mới “sơ khai” nhƣng sự phối hợp vẫn đem lại hiệu quả, dù đặc trƣng của xã hội Việt Nam giai đoạn này là một xã hội thuần nông, nền kinh tế kém phát triển lại mới trải qua quang thời gian dài bị thực dân đô hộ song nhờ uy tín của Chính phủ Cách mạng đã giúp cho việc thi hành bản án diễn ra thuận lợi.

Một phần của tài liệu Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 42 - 43)