Quy định về trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự và ủy ban nhân dân cấp xã

Một phần của tài liệu Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 53 - 58)

và ủy ban nhân dân cấp xã

47

nơi cƣ trú, địa chỉ trụ sở, địa bàn hoạt động hoặc có tài sản tại một địa bàn cụ thể. Để giải quyết việc THA, CHV phải đến nơi bên phải THA có địa chỉ hoặc có tài sản để thực hiện các thủ tục từ việc tống đạt các văn bản, giấy tờ có liên quan đến việc xác minh điều kiện THA, tổ chức THA. Để thực hiện những công việc này, CHV phải liên hệ làm việc và đề xuất sự phối hợp với chính quyền địa phƣơng nơi bên phải THA có địa chỉ hay có tài sản.

Hiện nay, Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) là cơ quan chính quyền tham gia trực tiếp vào công tác THADS. Đối với hoạt động THADS, sự tham gia của UBND cấp xã giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nếu so với các cơ quan khác thì mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan THADS và UBND cấp xã là mối quan hệ đƣợc duy trì thƣờng xuyên, liên tục hơn và sự tác động của UBND cấp xã đến ý thức và thái độ của ngƣời phải THA cũng thể hiện rõ nét hơn. Sự phối hợp giữa cơ quan THADS với UBND cấp xã hiện đƣợc thực hiện theo quy định tại Điều 175 LTHADS, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP. Cụ thể:

* Phối hợp thông báo THADS, tống đạt các văn bản, giấy tờ về THADS

Theo quy định tại Điều 39, Điều 175 LTHADS và Điều 12 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP thì việc thông báo THADS, tống đạt Quyết định về THA, giấy báo, giấy triệu tập và các văn bản khác về THA có thể đƣợc thực hiện theo hai cách:

- Do CHV trực tiếp giao cho các đƣơng sự;

- Do UBND cấp xã, công an cấp xã, tổ trƣởng tổ dân phố, trƣởng khu dân cƣ giao văn bản cho ngƣời đƣợc thông báo.

Trƣờng hợp gặp khó khăn trong việc thông báo hoặc tống đạt văn bản về THA, CHV có thể đề nghị UBND cấp xã hỗ trợ thực hiện. Khi có yêu cầu của cơ quan THADS thì UBND cấp xã phải nhanh chóng cử ngƣời giao các văn bản, giấy tờ về THA đến tay ngƣời nhận. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 42 LTHADS và Điều 11 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP thì UBND cấp xã cũng phải thực hiện niêm yết công khai hoặc dừng việc niêm yết các văn bản về THA theo yêu cầu của cơ quan THADS.

48

Việc xác minh điều kiện THADS hiện nay đƣợc thực hiện theo quy định tại Điều 44 và Điều 44a LTHADS 2014. Xác minh điều kiện THA là việc CHV tìm kiếm các thông tin để phục vụ cho việc tổ chức THA, các thông tin cần tìm kiếm có thể là: Thông tin về nơi ở, nơi làm việc, đặc điểm về nhân thân, thái độ, các mối quan hệ, thu nhập, tài sản, nguồn gốc tài sản .v.v.. của ngƣời phải THA, ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến việc THADS. Xác minh điều kiện THA có thể tiến hành tại nhiều thời điểm xuyên suốt quá trình THA và đƣợc thực hiện tại nhiều cơ quan khác nhau nhƣ xác minh tại cơ quan nơi ngƣời phải THA làm việc, xác minh tại cơ quan quản lý tiền, tài sản của ngƣời phải THA nhƣng chủ yếu việc xác minh đƣợc thực hiện tại UBND cấp xã nơi ngƣời phải THA có địa chỉ, có tài sản.

Khi CHV có yêu cầu, UBND cấp xã có trách nhiệm cử cán bộ phụ trách lĩnh vực chuyên môn tham gia hỗ trợ việc xác minh điều kiện THA: Đối với việc xác minh tài sản là đất đai cử cán bộ địa chính - xây dựng, xác minh về nhân thân của ngƣời phải THA cử cán bộ tƣ pháp - hộ tịch. Việc xác minh điều kiện THA đƣợc lập thành biên bản, có chữ ký của ngƣời đã cung cấp thông tin và phải có xác nhận của Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND. Biên bản xác minh điều kiện THA là căn cứ để xác định một việc là có hay không có khả năng thi hành do vậy thông tin xác minh chính xác là cơ sở vô cùng quan trọng để CHV có những bƣớc đi phù hợp xây dựng phƣơng án giải quyết vụ việc.

*Phối hợp áp dụng biện pháp bảo đảm Thi hành án dân sự

Đây là một nội dung phối hợp đƣợc quy định tại Điều 175 Luật THADS. Biện pháp bảo đảm THADS là biện pháp mang tính pháp lý đƣợc CHV áp dụng nhằm mục đích hạn chế quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản, ngăn chặn ngƣời phải THA thực hiện hành vi tẩu tán, hủy hoại, làm thay đổi hiện trạng tài sản để trốn tránh nghĩa vụ THA. Các biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật THADS hiện hành gồm: Phong tỏa tài khoản; Tạm giữ tài sản, giấy tờ; Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.[44, Điều 66]

Yêu cầu của việc áp dụng biện pháp bảo đảm đó là việc áp dụng phải đƣợc thực hiện nhanh chóng, chính xác vì vậy sự tham gia phối hợp của UBND cấp xã là

49

rất cần thiết. Theo quy định của LTHADS thì trƣớc khi ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm CHV không bắt buộc phải xác minh, tuy nhiên để việc ra quyết định chính xác thì CHV cần có thông tin về tài sản, về chủ sở hữu, chủ sử dụng tài sản. Với vị trí của cấp chính quyền cơ sở, UBND cấp xã là nơi gần dân nhất, hàng ngày giải quyết các công việc của công dân vì vậy có khả năng quản lý và nắm bắt tốt nhất điều kiện tài sản cũng nhƣ thái độ chấp hành của ngƣời phải THA từ đó kịp thời hỗ trợ cơ quan THADS áp dụng các biện pháp bảo đảm, chẳng hạn: UBND cấp xã nếu đang trực tiếp chi trả các khoản tiền trợ cấp hoặc nắm đƣợc thông tin về nơi nhận lƣơng hƣu, nơi gửi tiền, gửi tài sản của ngƣời phải THA có thể cung cấp thông tin để CHV lựa chọn áp dụng biện pháp bảo đảm.

Theo quy định của luật đất đai, UBND cấp xã là một chủ thể tham gia vào thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Cụ thể là hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại UBND cấp xã nơi có đất. UBND cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, xác minh thực địa nội dung hồ sơ trƣớc khi lập tờ trình gửi UBND cấp huyện [27, Điều 70]. Trong thời gian thực hiện thủ tục, nếu nhận thấy diện tích đất đƣợc đề nghị thực hiện thủ tục thuộc quyền sở hữu của ngƣời phải THA thì UBND cấp xã cần thông báo cho CHV biết thông tin để có hƣớng giải quyết. Ví dụ: Cán bộ địa chính xã có thể cung cấp thông tin về quyền sử dụng đất mà đƣơng sự có nhƣ: diện tích đất, số ô, số thửa, tờ bản đồ đồng thời cung cấp các tài liệu cần thiết phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của CHV. Sau khi nhận đƣợc quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm của CHV thì UBND cấp xã có trách nhiệm tạm dừng việc thực hiện thủ tục.

Tuy nhiên, kể từ khi những quy định về biện pháp bảo đảm THA bắt đầu đƣợc ghi nhận trong LTHADS 2008 đến nay thì thực tế là tại các cơ quan THADS địa phƣơng CHV rất hạn chế áp dụng các biện pháp bảo đảm do những vƣớng mắc về trình tự, thủ tục và ảnh hƣởng của tâm lý sợ rủi ro. Theo tổng hợp của Tổng cục THADS thì trong năm 2015 có những địa phƣơng chƣa ra quyết định áp dụng biện

50

pháp bảo đảm nào nhƣ Bến Tre, Quảng Bình, Cao Bằng, Bắc Cạn hoặc có những địa phƣơng áp dụng rất ít (dƣới 05 trƣờng hợp) nhƣ Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Trà Vinh, Hà Tĩnh [37]. Chính vì vậy kết quả thực hiện sự phối hợp giữa cơ quan THADS với UBND cấp xã trong việc áp dụng các biện pháp bảo đảm THA chƣa đƣợc kiểm chứng rõ nét.

* Phối hợp tổ chức cưỡng chế THADS

Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn nơi tổ chức cƣỡng chế có trách nhiệm cử lực lƣợng tham gia, huy động lực lƣợng tại chỗ phối hợp với cơ quan công an để tham gia bảo vệ cƣỡng chế THADS [12, Điều 7]. Tùy thuộc vào yêu cầu của việc cƣỡng chế, UBND cấp xã cử đại diện tham gia gồm có đại diện Lãnh đạo UBND (Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch), cán bộ tƣ pháp, cán bộ địa chính, đại diện khu dân cƣ; ngoài ra UBND có thể chỉ đạo các thành phần khác tham gia phối hợp cƣỡng chế nhƣ lực lƣợng dân phòng, đại diện Hội liên hiệp phụ nữ, đại diện Hội ngƣời cao tuổi, đại diện Hội cựu chiến binh … nếu xét thấy cần thiết.

Trƣớc khi tổ chức cƣỡng chế, ngoài việc xác minh điều kiện, hoàn cảnh, nhân thân, thái độ của ngƣời phải THA thì CHV còn phải làm việc để biết đƣợc quan điểm của chính quyền địa phƣơng đối với việc cƣỡng chế THA. Sự tham gia của đại diện chính quyền địa phƣơng trong thành phần đoàn cƣỡng chế thể hiện sự đồng tình ủng hộ của chính quyền đối với hoạt động của cơ quan THADS, đồng thời đại diện chính quyền địa phƣơng còn có thể động viên tinh thần, kêu gọi ngƣời phải THA hợp tác, không chống đối để việc cƣỡng chế diễn ra nhanh chóng.

Ngoài các nội dung phối hợp trên thì theo Điều 175 LTHADS, UBND cấp xã còn phối hợp với cơ quan THADS thực hiện các nhiệm vụ khác về THADS trên địa bàn, gồm có:

- Phối hợp trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về THADS, vận động và thuyết phục người phải THADS tự nguyện thi hành.

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về THADS là nhiệm vụ của mọi cấp, mọi ban ngành nhƣng đối với UBND xã, phƣờng, thị trấn thì vai trò của UBND trong công tác này cần đƣợc phát huy triệt để. Xuất phát từ vị trí của cấp chính

51

quyền cơ sở là nơi gần dân nhất, có thể lắng nghe và ghi nhận mọi tâm tƣ, nguyện vọng, tình cảm của ngƣời dân địa phƣơng do vậy UBND các xã, phƣờng, thị trấn chính là cơ quan có khả năng thực hiện tốt nhất, hiệu quả nhất việc đƣa pháp luật về THADS đến với mọi ngƣời dân. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về THADS có thể thực hiện qua các hội nghị đoàn thể do UBND cấp xã tổ chức, đƣợc quán triệt đến từng khu dân cƣ thông qua vai trò của các trƣởng khu và bí thƣ khu dân cƣ. [67]

- Phối hợp đôn đốc THA:

Đôn đốc THA là việc CHV yêu cầu ngƣời phải THA tự giác thi hành, đây là hoạt động đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và liên tục cho đến khi kết thúc việc THA. Trong phạm vi chức trách nhiệm vụ đƣợc giao, cán bộ UBND có thể hỗ trợ CHV đôn đốc THA thông qua việc vận động, giáo dục, thuyết phục ngƣời phải THA tự nguyện thi hành.

Một phần của tài liệu Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)