Nguyên nhân của hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 109 - 112)

- Hạn chế trong công tác lập pháp, những quy định về THADS nói chung, quy định về sự phối hợp giữa các cơ quan trong THADS nói riêng chƣa tạo ra cơ sở để duy trì sự ổn định của hoạt động này. Pháp luật về THADS nói chung, pháp luật về sự phối hợp giữa các cơ quan trong THADS nói riêng hiện đang đƣợc xây dựng và ban hành theo hƣớng thiếu thì bổ sung, sai thì sửa đổi khiến hệ thống các quy phạm chắp vá, manh mún. Các văn bản pháp luật về THADS thƣờng có hiệu lực rất ngắn trƣớc khi bị thay thế hoặc sửa đổi, chẳng hạn: Pháp lệnh THADS năm 2004 chỉ có hiệu lực thi hành trong 05 năm từ 01/7/2004 đến 01/7/2009 trƣớc khi đƣợc thay thế bởi LTHADS 2008; LTHADS 2008 áp dụng đƣợc 06 năm trƣớc khi đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2014. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LTHADS năm 2014 đã sửa đổi, bổ sung 47 điều; bãi bỏ hoàn toàn 06 điều, bãi bỏ một phần quy định tại 02 điều của LTHADS 2008 trong số đó có nhiều quy định về sự phối hợp giữa các cơ quan trong THADS, điều này đã minh chứng cho việc thiếu tầm nhìn khi xây dựng, quy định xa rời thực tiễn trong khi đó THADS là hoạt động có tính thực tiễn rất cao.

Hạn chế này xuất phát một phần từ nguyên nhân là do chúng ta chƣa làm tốt công tác tổng kết thực tiễn, thực trạng hiện nay là việc “loạn” báo cáo trong công tác THADS, có quá nhiều loại báo cáo dẫn đến việc thực hiện mang nặng tính hình thức, các đơn vị sao chép lại của nhau. Khi mà công tác tổng kết thực tiễn chƣa đƣợc thực hiện chính xác thì những quy định mới ban hành khó lòng phù hợp với yêu cầu của việc áp dụng.

103

- Các cơ quan hữu quan chƣa nhận thức đƣợc trách nhiệm của mình đối với hoạt động THADS. Hoạt động của cơ quan THADS phụ thuộc rất lớn vào việc thực hiện trách nhiệm của các cơ quan hữu quan, sẽ không sai khi nói rằng cơ quan THADS nhiều trƣờng hợp hoàn toàn bị động khi thực hiện sự phối hợp. Đối với những hoạt động đòi hỏi sự phối hợp với nhiều cơ quan nhƣ hoạt động cƣỡng chế THA thì việc một cơ quan không tham gia hoặc có tham gia nhƣng thực hiện không hết trách nhiệm cũng ảnh hƣởng đến hiệu quả THA và cơ quan THADS trong những trƣờng hợp nhƣ vậy vừa “bị động” trong thực thi nhiệm vụ vừa “khó xử” trong quan hệ. Nhiều trƣờng hợp cơ quan THADS đã lên kế hoạch cƣỡng chế, gửi thông báo và giấy mời đến UBND, VKSND, các cơ quan chuyên môn và nhận đƣợc sự nhất trí từ các cơ quan này nhƣng gần đến ngày tổ chức cƣỡng chế thì cơ quan Công an từ chối tham gia dẫn đến việc buổi cƣỡng chế có nguy cơ không thành công, cơ quan THADS phải lùi thời gian tổ chức cƣỡng chế và phải thông báo cho các cơ quan hữu quan biết, thực hiện việc cƣỡng chế vào thời điểm khác thích hợp và phải lên kế hoạch, tống đạt các văn bảngiấy tờ lại từ đầu.

Có những vụ việc cơ quan THADS phải dời thời gian tổ chức thi hành nhiều lần, mỗi lần dừng là do một cơ quan không bố trí đƣợc thời gian tham gia phối hợp. Ví dụ: Căn cứ bản án số 09/2014/HNGĐ-ST ngày 29/5/2014 của TAND huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Cục THADS tỉnh Phú Thọ lập kế hoạch tổ chức giao tài sản của ngƣời phải thi hành án cho ngƣời mua trúng đấu giá, ra Quyết định cƣỡng chế ngày 13/10/2015 đồng thời gửi giấy mời đến các cơ quan tham gia phối hợp. Tuy nhiên, việc tổ chức cƣỡng chế đã phải dừng ba lần do UBND xã, Công an huyện Đoan Hùng và Công an tỉnh Phú Thọ lần lƣợt có công văn đề nghị dừng việc tổ chức cƣỡng chế. Phải đến ngày 15/11/2016, cơ quan THADS mới tổ chức đƣợc việc cƣỡng chế giao tài sản, tức là chậm hơn một năm so với kế hoạch ban đầu.

- Phối hợp với cơ quan THADS trong công tác THA là một phần chức năng nhiệm vụ của các cơ quan hữu quan, ngoài trách nhiệm phối hợp với cơ quan THADS thì các cơ quan khác còn phải thực hiện nhiều công tác chuyên môn khác dẫn đến việc phối hợp THADS bị coi nhẹ hoặc không đƣợc ƣu tiên trong tổ chức

104

hoạt động của các cơ quan này. Ví dụ: Việc xác minh điều kiện của ngƣời phải THA, cơ quan THADS cần sự hỗ trợ, cung cấp thông tin từ cán bộ Tƣ pháp xã nhƣng số lƣợng cán bộ tƣ pháp tại từng xã thƣờng chỉ biên chế một ngƣời, ngoài việc hỗ trợ công tác THADS ra thì họ còn kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác vì thế phạm vi và hiệu quả sự hỗ trợ thƣờng bị giới hạn.

Cũng xuất phát từ thực tế này mà nhiều trƣờng hợp khi nhận đƣợc đề nghị phối hợp từ phía cơ quan THADS các cơ quan, tổ chức có liên quan mặc dù vẫn thực hiện sự phối hợp nhƣng do không bố trí đƣợc nhân sự nên đã cử cán bộ không có năng lực, ít kinh nghiệm chuyên môn tham gia phối hợp dẫn đến hệ quả là không thực hiện đƣợc nhiệm vụ đƣợc giao.

- Trình độ của CHV và cán bộ làm công tác THADS vẫn còn rất hạn chế. Nếu so với các cơ quan nhƣ Tòa án, Viện kiểm sát thì nguồn nhân lực làm công tác THADS có chất lƣợng thấp hơn hẳn. Trong một thời gian dài nguồn nhân lực phục vụ công tác THADS thể hiện sự “chắp vá”, ngƣời đƣợc đào tạo pháp luật chính quy có, hệ tại chức có, đào tạo tại chỗ có, đào tạo từ xa có, ngƣời đƣợc luân chuyển từ ngành khác sang cũng có. Nguyên nhân một phần do công tác THADS chỉ thực sự đƣợc quan tâm có bƣớc chuyển mình lớn kể từ thời điểm năm 2009 khi cơ quan THADS đƣợc tổ chức và hoạt động độc lập nên vị thế và sức hút từ nghề nghiệp THADS chƣa lớn.

Mặt khác, THADS cũng là công tác có tính chất đặc thù nghề nghiệp vất vả và có tính rủi ro cao vì vậy không thu hút đƣợc nguồn nhân lực có chất lƣợng cao trong khi đó các hoạt động nghề nghiệp có liên quan đến pháp luật nhƣ Luật sƣ, công chứng, pháp chế doanh nghiệp có sức hút và thu nhập cao hơn hẳn. Số lƣợng CHV là nữ giới không nhiều cũng xuất phát từ đặc trƣng nghề nghiệp THADS đòi hỏi ngƣời làm công tác này phải có sức khỏe, sự bền bỉ, tinh thần tốt để có thể đấu tranh tâm lý với đối tƣợng ngƣời phải THA chây ì, chống đối đặc biệt với các vụ việc phức tạp kéo dài.

- Tính nhạy cảm và sự ảnh hƣởng của yếu tố chính trị là điều khó tránh khỏi khi duy trì và thực hiện quan hệ phối hợp giữa các cơ quan trong THADS. Về mặt

105

nguyên tắc, nếu một cơ quan không thực hiện trách nhiệm phối hợp thì cơ quan THADS có thể kiến nghị lên cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan từ chối phối hợp hoặc kiến nghị lên Ban chỉ đạo THADS để có hƣớng chỉ đạo việc tổ chức phối hợp tuy nhiên mối quan hệ phối hợp trong THADS luôn đƣợc các CHV ý thức là mối quan hệ lâu dài và điều cần thiết nhất là phải đƣợc duy trì ổn định. Những bất đồng giữa các cơ quan khi thực hiện sự phối hợp đều có thể ảnh hƣởng không tốt đến tính ổn định của mối quan hệ bởi vậy tại nhiều địa phƣơng khi cơ quan THADS bị cơ quan hữu quan từ chối tham gia phối hợp đã xuất hiện tâm lý cả nể, e ngại nếu phản ánh vụ việc hay “làm to chuyện” sẽ làm gia tăng mâu thuẫn giữa các cơ quan từ đó ảnh hƣởng xấu đến việc thực hiện sự phối hợp sau này.

Một phần của tài liệu Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)