PHƢƠNG THỨC THỰC HIỆN SỰ PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Một phần của tài liệu Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 34 - 36)

QUAN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

* Trực tiếp trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin bằng văn bản theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp

28

hợp riêng rẽ, thƣờng thì cơ quan THADS là cơ quan chủ trì, chủ động đề xuất sự phối hợp từ phía cơ quan có liên quan. CHV đƣợc phân công giải quyết vụ việc có thể trực tiếp đến trụ sở cơ quan phối hợp đề nghị thực hiện phối hợp hoặc cũng có thể có văn bản đề nghị cơ quan phối hợp cung cấp thông tin, cung cấp số liệu phục vụ cho việc THA. Ví dụ: CHV có văn bản đề nghị Ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản của ngƣời phải THA, đề nghị BHXH cung cấp thông tin ngƣời nhận lƣơng hƣu thông qua cơ quan bảo hiểm. Ngoài ra, việc yêu cầu trao đổi, cung cấp thông tin còn có thể thực hiện qua email, fax.

* Tổ chức họp liên ngành

Đây là phƣơng thức đƣợc sử dụng phổ biến trong công tác phối hợp THADS giai đoạn hiện nay, chủ yếu để bàn hƣớng giải quyết một việc THA cụ thể. Ƣu điểm nổi bật của phƣơng thức này là có sự tham gia của nhiều cơ quan khác nhau, đại diện các cơ quan có thể trình bày quan điểm của mình đồng thời lắng nghe ý kiến đóng góp từ đại diện các cơ quan khác, nếu các bên cùng đi đến thống nhất thì cơ quan THADS sẽ có nhiều thuận lợi khi tổ chức thi hành. Các buổi họp liên ngành có thể đƣợc tổ chức dƣới hình thức các buổi họp trù bị phƣơng án trƣớc khi tổ chức cƣỡng chế THA, họp bàn giải quyết việc THA. Tùy vào tính chất phức tạp và đặc trƣng của vụ việc THA mà số lƣợng cơ quan tham gia họp liên ngành là khác nhau, ví dụ: Những vụ việc có tính chất phức tạp nhƣ tổ chức cƣỡng chế tài sản là quyền sử dụng đất thì buổi họp liên ngành có sự tham gia của cơ quan THADS cùng đại diện chính quyền địa phƣơng, đại diện cơ quan công an, đại diện cơ quan tài nguyên môi trƣờng; Những vụ việc đơn giản hơn thì việc hợp liên ngành có sự tham gia của cơ quan THADS với ngân hàng hoặc Bảo hiểm xã hội, có thể có sự tham gia giám sát của cơ quan Kiểm sát …

* Thành lập các đoàn công tác liên ngành

Mục đích thành lập các đoàn công tác liên ngành đó là việc các cơ quan tham gia phối hợp có điều kiện đi thực tế, khảo sát tình hình trƣớc khi đƣa ra những giải pháp để thực hiện có hiệu quả sự phối hợp. Việc thành lập các đoàn công tác liên ngành xuất phát từ một thực tế là cùng tại một địa phƣơng nhƣng trên các địa bàn

29

khác nhau công tác THADS có thể có đặc thù riêng dẫn đến những yêu cầu khác nhau khi thực hiện sự phối hợp.

* Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết

Các hội nghị sơ kết, tổng kết có thể đƣợc các cơ quan lên kế hoạch tổ chức định kỳ hàng năm hoặc theo quý. Mục đích tổ chức là để các cơ quan tham gia phối hợp có thời gian trao đổi, đánh giá tình hình thực hiện quan hệ phối hợp, đánh giá tính hiệu quả hoặc sự phù hợp của một quy định hay một quy chế sau một thời gian tổ chức thực hiện, rút kinh nghiệm hoặc đề xuất những phƣơng hƣớng để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp THADS trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)