Đây là giai đoạn mà các luật lệ áp dụng tạm thời đƣợc thay thế bằng các quy định chuyên ngành, đƣợc áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
37
Ngày 14/7/1960, Luật Tổ chức TAND đƣợc ban hành đã quy định rõ hơn về việc THADS, thẩm quyền THADS đƣợc giao cho Nhân viên chấp hành án. Tại các TAND địa phƣơng có nhân viên chấp hành án làm nhiệm vụ thi hành những bản án và quyết định về dân sự, những khoản xử về bồi thƣờng và tài sản trong các bản án và quyết định về hình sự. [39, Điều 24]
Trên cơ sở quy định tại Hiến pháp năm 1959, Luật Tổ chức TAND năm 1960 thì Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Thông tƣ số 01/TTg ngày 01/01/1966 về việc các cơ quan, xí nghiệp Nhà nƣớc, đơn vị quân đội giúp đỡ thi hành những bản án về hôn nhân gia đình, xử ngƣời công nhân, viên chức, quân nhân phải THA. [58, tr. 29]
Đến năm 1968, TANDTC ban hành Thông tƣ số 443-TC ngày 04/7/1968 quy định về việc đẩy mạnh công tác THA đã xác định trách nhiệm của chính quyền cấp xã là giáo dục, theo dõi, đôn đốc đƣơng sự tự nguyện THA, giúp tòa án điều tra nắm tình hình trong quá trình THA. Tiếp đó, ngày 13/10/1972, Chánh án TANDTC đã ra Quyết định số 186/TC về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của CHV. CHV có thẩm quyền thi hành những bản án, quyết định về dân sự, chủ động thi hành theo nội dung bản án, quyết định đã tuyên, giúp Chánh án Tòa án theo dõi công tác THA. Khi thi hành công vụ CHV chủ động làm việc với ngƣời phải thi hành, đƣợc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế khi đƣợc sự chấp thuận của Chánh án Tòa án nơi CHV công tác, có quyền đề nghị cơ quan an ninh cử lực lƣợng gìn giữ trật tự trị an, đề nghị Tòa án có thẩm quyền hoãn, tạm dừng việc THA. Pháp luật cũng quy định về trách nhiệm phối hợp với CHV của Ủy ban hành chính cấp xã và các cơ quan hữu quan.[35]
Sau khi Nhà nƣớc ta ban hành Hiến pháp 1980, Luật Tổ chức TAND năm 1981 thì công tác quản lý THADS dần đƣợc chuyển giao từ TANDTC sang Bộ Tƣ pháp. Điều 16 Luật Tổ chức TAND và Nghị định số 143-HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tƣ pháp đã giao cho Bộ tƣ pháp đảm nhiệm công tác quản lý TAND địa phƣơng về mặt tổ chức, trong đó bao gồm cả việc quản lý công tác THADS, việc bàn giao
38
đƣợc thực hiện bắt đầu từ ngày 01/01/1982. Ngày 18/7/1982 Bộ Tƣ pháp và TANDTC đã ban hành Thông tƣ liên ngành số 472/TTLN về quản lý công tác THADS trên phạm vi cả nƣớc. Cơ chế quản lý công tác THA đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Tƣ pháp và TAND từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, đặc biệt là giữa các cơ quan Tƣ pháp và TAND địa phƣơng nơi công tác THA đƣợc trực tiếp thực hiện.
Ngày 28/5/1985 Bộ Tƣ pháp đã ban hành Thông tƣ số 637/TTTHA về trình tự, thủ tục THADS quy định một số nội dung phối hợp giữa các cơ quan trong THADS nhƣ giao nhận, xử lý vật chứng, tài sản THA.
Nhƣ vậy, trong thời gian này mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan trong THADS tiếp tục đƣợc duy trì, quy định về sự phối hợp đã đƣợc ghi nhận trong một số văn bản hƣớng dẫn thi hành. Tuy vậy, do ảnh hƣởng lâu dài của cuộc chiến tranh thống nhất đất nƣớc nên pháp luật về THADS nói chung còn chƣa đƣợc dựa trên một văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao, pháp luật về sự phối hợp giữa các cơ quan trong THADS cũng chƣa đƣợc chú trọng, quy định còn tản mạn.