Các quy định của pháp luật về sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 36 - 37)

TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Để việc phối hợp giữa các cơ quan trong THADS đạt hiệu quả cao thì cần rất nhiều các điều kiện, trong đó các quy định pháp luật THADS về phối hợp giữa các cơ quan trong THADS, trình độ, năng lực của CHV và nhận thức của các cấp chính quyền và cơ quan hữu quan về công tác THADS là những điều kiện trực tiếp đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan trong THADS.

1.5.1. Các quy định của pháp luật về sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự thi hành án dân sự

* Pháp luật về sự phối hợp giữa các cơ quan trong THADS phải toàn diện

Pháp luật cần quy định đầy đủ về trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, không chỉ quy định trong LTHADS và các văn bản hƣớng dẫn, pháp luật chuyên ngành cũng phải quy định về trách nhiệm phối hợp với cơ quan THADS để cán bộ công chức công tác tại những cơ quan nhận thức đƣợc nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Không chỉ quy định trách nhiệm, pháp luật về sự phối hợp cũng cần có quy định mang tính chế tài đối với việc từ chối thực hiện trách nhiệm hoặc không thực hiện đầy đủ trách nhiệm để có thể ràng buộc các bên thực hiện.

* Pháp luật về sự phối hợp phải có tính thống nhất

Các quy định về sự phối hợp giữa các cơ quan trong THADS phải đảm bảo sự thống nhất, không có sự mâu thuẫn, chồng chéo nhau trong cùng một văn bản và

30

giữa các quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau. Khi các cơ quan cùng nhau ký kết quy chế liên ngành để quy định trách nhiệm của các bên khi thực hiện sự phối hợp thì phải đảm bảo sự thống nhất giữa các điều khoản có trong quy chế và giữa quy định của quy chế phải thống nhất, không mâu thuẫn với quy định có trong luật chuyên ngành hoặc văn bản pháp luật khác.

* Pháp luật về sự phối hợp phải có tính phù hợp

Xã hội luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng, số lƣợng các cơ quan tham gia phối hợp trong THADS cùng với tính chất và mức độ phối hợp có thể có những thay đổi. Với ý nghĩa của những quy tắc xử sự chung, pháp luật về sự phối hợp THADS phải đảm bảo đƣợc sự phù hợp, thể hiện ở việc các quy định pháp luật về sự phối hợp phải có tính tƣơng thích với điều kiện hoàn cảnh của công tác THADS trong từng thời kỳ, tại từng địa phƣơng và phù hợp với khả năng thực hiện của các bên. Nếu không đảm bảo yêu cầu về tính phù hợp thì các quy định về sự phối hợp sẽ chỉ tồn tại đƣợc trên giấy tờ, các cơ quan không có khả năng thực hiện hoặc sẽ cố tìm cách né tránh trách nhiệm thực hiện.

Một phần của tài liệu Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)