dân sự
Lâu nay, khi nói đến sự phối hợp giữa các cơ quan trong THADS các học giả thƣờng quan tâm nghiên cứu sự phối hợp giữa cơ quan THADS với các cơ quan hữu quan mà chƣa đề cập đến mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan THADS với nhau. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, dù đƣợc tổ chức và hoạt động độc lập nhƣng giữa các cơ quan THADS vẫn có những mối liên hệ tƣơng trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và sự phối hợp giữa các cơ quan THADS là một yếu tố tác động lớn đến hiệu quả công tác THADS.
Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan THADS đƣợc hình thành dựa trên cơ sở của việc cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chung và hoàn thành chỉ tiêu chung của toàn ngành THADS. Hiện nay, sự phối hợp giữa các cơ quan THADS ngày càng đa dạng, thể hiện ở nhiều mảng hoạt động khác nhau, gồm có:
- Phối hợp trong hoạt động tổ chức, quản lý: Bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật; Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, tổng kết thực tiễn; Quản lý cán bộ, công chức, cơ sở vật chất, phƣơng tiện.
- Phối hợp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ: Hƣớng dẫn chỉ đạo về nghiệp vụ; Ủy thác THA; Ủy quyền xác minh; Rút hồ sơ THA.
Trách nhiệm phối hợp cũng là một phần nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan THADS cấp tỉnh và cấp huyện đƣợc ghi nhận tại Điều 14, 16 LTHADS và Nghị định số 62/2015/NĐ-CP. Nội dung sự phối hợp giữa các cơ quan THADS bao gồm:
65
nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động THADS trên địa bàn.
Xét về mặt tổ chức hoạt động, cơ quan THADS ở Việt Nam hiện nay đƣợc tổ chức theo cơ cấu ngành dọc, thẩm quyền giải quyết của cơ quan THADS là thẩm quyền theo lãnh thổ. Bên cạnh các hoạt động nghiệp vụ, cơ quan THADS cấp tỉnh còn giữ vai trò của cơ quan quản lý THADS tại địa phƣơng, thực hiện trách nhiệm quản lý toàn bộ công tác THADS trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.
Hoạt động này đƣợc thực hiện khi có sự thay đổi các quy định của pháp luật về THADS, trong phạm vi nhiệm vụ của mình cơ quan THADS cấp tỉnh có văn bản thông báo, yêu cầu các cơ quan THADS cấp huyện trên địa bàn mình quản lý thực hiện theo văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tƣ pháp, Tổng cục THADS về việc áp dụng các quy định mới có hiệu lực, dừng áp dụng các quy định đã hết hiệu lực hoặc yêu cầu cơ quan THADS cấp huyện bãi bỏ các văn bản đã ban hành không đúng căn cứ … Cơ quan THADS cấp huyện có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu của cơ quan THADS cấp tỉnh.
* Phối hợp thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo công tác tổ chức, tổng kết thực tiễn THADS.
Đây là nhiệm vụ chung của cơ quan THADS các cấp, tuy vậy với vị trí của cơ quan quản lý THADS trên địa bàn thì cơ quan THADS cấp tỉnh phải tổng kết thực tiễn THA, thống kê số liệu, tổng hợp kết quả và toàn bộ các mặt hoạt động có liên quan của các đơn vị trên địa bàn. Để thực hiện đúng nhiệm vụ này thì yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan THADS cấp huyện là phải thực hiện chế độ báo cáo thống kê chính xác, đầy đủ, đúng theo nội dung yêu cầu, đúng các chỉ tiêu, biểu mẫu báo cáo và thực hiện đúng thời hạn đƣợc giao.
Nếu các đơn vị thực hiện không đúng yêu cầu của việc làm báo cáo, thống kê sẽ tạo ra “phản ứng dây chuyền”, cơ quan THADS cấp huyện thực hiện báo cáo sai dẫn đến hệ quả là cơ quan THADS cấp tỉnh tổng hợp sai và cuối cùng là Tổng cục THADS sẽ nhận đƣợc số liệu không chính xác.
66
động
Cơ quan THADS cấp huyện dù đƣợc trao quyền tự chủ trong tổ chức hoạt động nhƣng số lƣợng công chức, cơ sở vật chất, kinh phí và phƣơng tiện hoạt động đều đƣợc giao và sử dụng theo hƣớng dẫn của cơ quan THADS cấp tỉnh. Nhiệm vụ của Thủ trƣởng cơ quan THADS là thực hiện việc quản lý nhân sự đƣợc giao, sử dụng kinh phí hợp lý, sử dụng các trang thiết bị và phƣơng tiện hiệu quả tránh mất mát, hƣ hỏng để duy trì hoạt động của đơn vị diễn ra bình thƣờng, liên tục. Nếu cơ quan THADS cấp huyện không làm tốt việc quản lý này sẽ dẫn đến hệ quả là cơ quan THADS cấp tỉnh phải điều chuyển nhân sự gây xáo trộn hoạt động, đơn vị phải mua mới hay mất nhiều chi phí cho việc sửa chữa, bảo dƣỡng trang thiết bị.
* Hướng dẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ THA
Đây là hoạt động thể hiện rõ nét vai trò của cơ quan THADS cấp tỉnh đối với các cơ quan THADS cấp huyện. Hoạt động này xuất phát từ vị trí, nhiệm vụ của cơ quan THADS cấp tỉnh là cơ quan quản lý THADS trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Ngoài ra, cơ quan THADS cấp tỉnh có tổ chức biên chế gồm nhiều CHV giữ các chức danh Lãnh đạo Cục, Lãnh đạo Phòng chuyên môn đã đƣợc bồi dƣỡng qua các lớp đào tạo nghiệp vụ CHV trung cấp, đào tạo nghiệp vụ CHV cao cấp và có thời gian công tác lâu năm. Hơn nữa, so với cơ quan THADS cấp huyện thì cơ quan THADS cấp tỉnh tuy có lƣợng việc thụ lý giải quyết không nhiều nhƣng hầu hết các vụ việc đều có giá trị tiền, tài sản phải thi hành lớn, tính chất vụ việc phức tạp vì vậy trải qua nhiều năm công tác đội ngũ CHV tại cơ quan THADS cấp tỉnh có điều kiện tiếp xúc và có nhiều kinh nghiệm trong giải quyết những vụ việc khó thi hành, đây là điều mà các CHV cơ quan THADS cấp huyện không có và cần đƣợc hƣớng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm.
Việc hƣớng dẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ đƣợc thực hiện khi cơ quan THADS cấp huyện gặp những khó khăn, vƣớng mắc trong thực hiện nhiệm vụ và có văn bản xin ý kiến chỉ đạo gửi cơ quan THADS cấp tỉnh. Cơ quan THADS cấp tỉnh càng nhanh chóng có văn bản hƣớng dẫn, chỉ đạo thì cơ quan THADS cấp huyện mới có định hƣớng giải quyết sớm vụ việc.
67
* Phối hợp thực hiện ủy thác THA
Về mặt bản chất, ủy thác THA là việc chuyển thẩm quyền thi hành giữa các cơ quan THADS theo đó thủ trƣởng cơ quan THADS ra quyết định chuyển giao toàn bộ hoặc từng phần việc THA thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình sang cơ quan THADS nơi có điều kiện thi hành. Nơi có điều kiện thi hành đƣợc hiểu là nơi ngƣời phải THA có địa chỉ cƣ trú, nơi làm việc, trụ sở cơ quan nơi ngƣời phải THA làm việc, nơi có tài sản. Khi có một trong các căn cứ nêu trên thủ trƣởng cơ quan THADS có thẩm quyền sẽ thực hiện thủ tục ủy thác theo trình tự thủ tục luật định. Việc uỷ thác đƣợc thực hiện giữa các cơ quan THADS không phân biệt địa bàn hoạt động và cơ quan THA trong hay ngoài quân đội. Cơ quan THADS cấp huyện không đƣợc uỷ thác cho cơ quan THADS cấp tỉnh của địa phƣơng mình, nhƣng có thể uỷ thác cho cơ quan THADS cấp tỉnh ở địa phƣơng khác. [44, Điều 55, 56]
Về nguyên tắc, cơ quan THADS có thẩm quyền thụ lý giải quyết là cơ quan THADS nơi có Tòa án đã thực hiện xét xử sơ thẩm tuy nhiên việc thi hành phán quyết của Tòa án trên thực tế là điều không đơn giản vì thẩm quyền của cơ quan THADS đƣợc xác định theo lãnh thổ trong khi đó ngƣời phải THA hoặc tài sản có thể ở tại nhiều địa phƣơng khác nhau. Ngƣời phải THA có thể có nơi thƣờng trú ở một nơi nhƣng có thể di chuyển đến nơi khác sinh sống, làm việc sau khi bản án, quyết định dân sự có hiệu lực thi hành hoặc tài sản của ngƣời phải THA có tại nhiều địa phƣơng khác nhau là điều rất phổ biến. Ủy thác THA đã làm giảm bớt khó khăn của hoạt động THADS, giúp việc thực hiện các thủ tục THA nhanh chóng và dễ dàng, tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí đi lại.
Đặt trong mối quan hệ giữa các cơ quan THADS thì việc ủy thác THA thể hiện trách nhiệm từ phía cả hai cơ quan trong đó cơ quan thực hiện ủy thác có trách nhiệm thực hiện đúng thủ tục về hồ sơ, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ, thu giữ trƣớc khi tiến hành ủy thác; ngƣợc lại cơ quan nhận ủy thác có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ ủy thác, không đƣợc trốn tránh việc nhận ủy thác, phải có thông báo phản hồi việc nhận ủy thác đúng thời hạn và tiếp tục thực hiện việc THA theo quy
68
định. Có nhƣ vậy thì việc THA mới diễn ra liên tục trên thực tế và quyền lợi của ngƣời đƣợc THA mới đƣợc đảm bảo.
* Ủy quyền xác minh điều kiện THA
Đây là hoạt động nghiệp vụ mới đƣợc quy định trong Điều 44 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LTHADS. Cơ quan THADS có thể ủy quyền cho cơ quan THADS nơi ngƣời phải THA có tài sản, cƣ trú, làm việc hoặc có trụ sở để xác minh điều kiện THA.
Mục đích của ủy quyền xác minh là làm rõ thông tin về nơi cƣ trú, trụ sở, nơi làm việc hay nơi có tài sản của ngƣời phải THA. Quy định trên rất cần thiết vì nhiều trƣờng hợp bên phải THA có địa chỉ cƣ trú, địa điểm nơi có tài sản tại nhiều địa phƣơng khác nhau dẫn đến việc cơ quan THADS có thẩm quyền khó khăn trong việc tiến hành xác minh điều kiện THA. Nếu không có cơ chế ủy quyền xác minh thì việc THA có thể kéo dài, ảnh hƣởng tới tiến độ công việc và gây tốn kém chi phí ăn ở, đi lại cho cán bộ làm công tác THADS.
Quy định về ủy quyền xác minh điều kiện THA góp phần làm cho chế định ủy thác THA đƣợc thuận lợi hơn, khắc phục đƣợc tình trạng cơ quan THADS nhận ủy thác sau khi tiếp nhận hồ sơ và tiến hành xác minh thì bên phải THA không có nơi cƣ trú, trụ sở hoặc không có tài sản tại địa phƣơng dẫn đến việc hồ sơ THA bị đùn đẩy, trả đi trả lại nhiều lần từ địa phƣơng này sang địa phƣơng khác.
Kết quả xác minh của cơ quan THADS đƣợc ủy quyền càng chính xác và nhanh chóng thì cơ quan THADS có thẩm quyền giải quyết càng sớm có căn cứ giải quyết vụ việc, kịp thời áp dụng các biện pháp đảm bảo THA tránh việc tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ từ đó bảo vệ tốt hơn quyền lợi của bên đƣợc THA.
Mặc dù đã hình thành cơ chế song việc ủy quyền xác minh điều kiện THA vẫn là một hoạt động mới mẻ chính vì vậy hiệu quả sự phối hợp giữa các cơ quan THADS trong hoạt động này đến đâu vẫn cần nhiều thời gian kiểm chứng.
* Rút hồ sơ THA
Là việc chuyển giao thẩm quyền THA, nhƣng khác với ủy thác THA việc chuyển giao thẩm quyền này dựa trên năng lực tổ chức thi hành và chỉ đƣợc thực
69
hiện trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Theo quy định tại điểm h, khoản 2 Điều 35 LTHADS 2014 thì cơ quan THADS cấp tỉnh xét thấy cần thiết có thể rút bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan THADS cấp huyện lên để thi hành. Thông thƣờng, hoạt động này đƣợc thực hiện khi việc THA của cơ quan THADS cấp huyện có khó khăn, vƣớng mắc, nằm ngoài khả năng thi hành của CHV. Cơ quan THADS cấp tỉnh sẽ ra Quyết định rút hồ sơ lên để đôn đốc thi hành, cơ quan THADS cấp huyện có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục đã thực hiện, tổ chức bàn giao cho cơ quan THADS cấp tỉnh tiếp tục tổ chức thi hành.
Rút hồ sơ THA là hoạt động thể hiện rõ sự hỗ trợ về nghiệp vụ của cơ quan THADS cấp tỉnh đối với cơ quan THADS cấp huyện, cơ quan THADS cấp tỉnh với vị thế của mình cùng với đội ngũ CHV giàu kinh nghiệm có khả năng huy động lực lƣợng giải quyết dứt điểm việc THA từ đó hoàn thành nhiệm vụ chung của toàn ngành THADS trên địa bàn.