Quy định về trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan ra bản án, quyết định dân sự

Một phần của tài liệu Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 50 - 53)

và cơ quan ra bản án, quyết định dân sự

Hoạt động xét xử và giải quyết tranh chấp của Tòa án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh là cơ sở, tiền đề của hoạt động THADS. Nếu không có bản án, quyết định dân sự thì không có hoạt động THADS. Ngƣợc lại THADS là hoạt động kiểm chứng rõ nét nhất hiệu quả hoạt động giải quyết vụ việc của Tòa án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Nếu bản án, quyết định đƣợc ban hành theo đúng quy định của pháp luật, phần phán quyết dân sự khả thi, hợp tình hợp lý thì cơ quan THADS sẽ thuận lợi trong việc THA. Tuy nhiên, phán quyết của Tòa án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh không phù hợp, thiếu tính khả thi thì việc tổ chức thi hành sẽ gặp nhiều khó khăn.

Theo quy định BLTTDS năm 2015, LTHADS 2008 đƣợc sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014 (LTHADS 2014), và Quy chế số 14/2013/QCLN/BTP-BCA- TANDTC-VKSNDTC về sự phối hợp liên ngành trong công tác THADS thì sự phối hợp giữa cơ quan THADS và cơ quan ra bản án, quyết định dân sự có thể diễn ra trƣớc và trong quá trình tổ chức THA. Ngoài việc thực thi theo nội dung bản án, quyết định dân sự đã tuyên thì nhiều hoạt động khác của cơ quan ra bản án, quyết định trong quá trình giải quyết vụ việc cũng làm phát sinh hoạt động của cơ quan THADS, hoặc có ảnh hƣởng đến kết quả THA. Điều này thể hiện tính đa dạng trong sự phối hợp giữa cơ quan ra bản án, quyết định và cơ quan THADS, thể hiện ở các hoạt động cụ thể sau:

* Phối hợp chuyển giao bản án, quyết định dân sự

44

dân sự cho cơ quan THADS đã đƣợc quy định tại Điều 485 BLTTDS năm 2015, và Điều 28 LTHADS 2014. Theo đó việc chuyển giao đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Đối với bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm; Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm; Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nƣớc ngoài, quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài đƣợc Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam; Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, Toà án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan THADS có thẩm quyền.

Đối với những bản án, quyết định về cấp dƣỡng, trả công lao động, nhận ngƣời lao động trở lại làm việc, trả lƣơng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hoặc bồi thƣờng thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công dân; quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công đƣợc thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị thì Toà án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan THADS trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định.

So với LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì BLTTDS năm 2015 đã bổ sung thêm bản án, quyết định dân sự mà Tòa án có trách nhiệm chuyển giao cho cơ quan THADS trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra bản án, quyết định. Đó là bản án, quyết định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công.

Ngoài ra, theo khoản 3, Điều 28 LTHADS 2014 Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chuyển giao quyết định đó cho cơ quan THADS có thẩm quyền ngay sau khi ra quyết định. Tuy nhiên, khoản 3 Điều 485 BLTTDS năm 2015 quy định quyết định về tính hợp pháp cuộc đình công thuộc trƣờng hợp Tòa án phải chuyển giao quyết định đó cho cơ quan THADS có thẩm quyền ngay sau khi ra quyết định. Điều này là mâu thuẫn với chính khoản 2 Điều 485 BLTTDS năm 2015. Thiết nghĩ, cơ quan có thẩm quyền cần hƣớng dẫn ngay

45

vấn đề này để Tòa án thực hiện trách nhiệm chuyển giao quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công cho cơ quan THADS đúng thời hạn.

Trƣờng hợp cơ quan có thẩm quyền đã kê biên tài sản, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc thu giữ các tài liệu khác có liên quan đến việc THA thì khi chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan THADS, Tòa án phải gửi kèm theo bản sao biên bản về việc kê biên, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc tài liệu khác có liên quan.

Việc giao nhận bản án, quyết định đƣợc các bên lập biên bản có chữ ký xác nhận, trƣờng hợp chuyển giao theo đƣờng bƣu điện thì cơ quan THADS có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyển giao biết. Cơ quan THADS phải vào sổ nhận bản án, quyết định theo đúng quy định.

* Phối hợp trong giải thích, sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định, trả lời kiến nghị, thụ lý và giải quyết yêu cầu của cơ quan THADS

Cơ quan ra bản án, quyết định dân sự phải bảo đảm bản án, quyết định đã tuyên chính xác, rõ ràng, cụ thể, phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh cơ quan giải quyết vụ việc có khối lƣợng công việc lớn cộng với sự tác trách khi thực hiện nhiệm vụ dẫn đến việc không tránh khỏi những sai sót trong quá trình ra bản án, quyết định dân sự. Thực tiễn công tác THADS đã chỉ ra rằng dù chỉ là một sai sót nhỏ nhƣ sai tên, địa chỉ đƣơng sự hay đánh sai số tiền phải thi hành cũng gây trở ngại cho cơ quan THADS và các đƣơng sự khi tổ chức thi hành.

Cơ quan ra bản án, quyết định có trách nhiệm giải thích, sửa chữa những điểm tuyên chƣa rõ trong bản án, quyết định để thi hành [50, Điều 486]. Trả lời kiến nghị của cơ quan THADS về việc xem xét lại bản án, quyết định của Toà án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm [50, Điều 487]. Thụ lý và kịp thời giải quyết yêu cầu của cơ quan THADS về việc xác định quyền sở hữu, phân chia tài sản hoặc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thuộc thẩm quyền của Toà án phát sinh trong quá trình THA. Cơ quan ra bản án, quyết định phải có văn bản trả lời cơ quan THADS và các cơ quan, cá nhân liên quan theo đúng thời hạn luật định. [49, Điều 170] [44, Điều 179] [14, Điều 7].

46

Việc kịp thời giải thích, sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định; trả lời kiến nghị sẽ giúp cơ quan THADS giải đáp những thắc mắc, giúp quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định diễn ra một cách dễ dàng, thuận lợi hơn. Văn bản trả lời của cơ quan ra bản án, quyết định là căn cứ để cơ quan THADS ra quyết định THA, quyết định thu hồi hoặc sửa đổi, bổ sung quyết định THA đã ban hành.

* Phối hợp xét miễn, giảm nghĩa vụ THA đối với khoản thu nộp ngân sách Nhà nước

Đây là nội dung phối hợp đƣợc quy định tại Điều 488 BLTTDS năm 2015, Điều 61 đến Điều 64 LTHADS 2008 đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2014 và tại Thông tƣ liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/9/2015. Miễn, giảm nghĩa vụ THA là một nội dung thể hiện tính nhân đạo của Nhà nƣớc khi ngƣời phải THA đáp ứng đủ các điều kiện pháp luật quy định. Đối với việc xét miễn, giảm nghĩa vụ THA đối với khoản thu nộp ngân sách Nhà nƣớc thì trách nhiệm của các cơ quan thể hiện nhƣ sau:

Cơ quan THADS sau khi nhận đƣợc đơn đề nghị của ngƣời phải THA hoặc yêu cầu của VKSND cùng cấp có trách nhiệm phân công CHV tiến hành xác minh điều kiện THA để lập hồ sơ xét miễn, giảm THA. Khi hồ sơ xét miễn, giảm THA đã đầy đủ thì gửi đến Tòa án để xem xét miễn, giảm nghĩa vụ THA đối với khoản thu nộp ngân sách Nhà nƣớc.

Tòa án có trách nhiệm thụ lý hồ sơ, tổ chức phiên họp xét miễn, giảm THA và thông báo cho VKSND cùng cấp, cơ quan THADS lập hồ sơ biết thời gian và địa điểm tổ chức phiên họp. Tổ chức phiên họp xét kháng nghị nếu nhận đƣợc kháng nghị của Viện Kiểm sát về việc xét miễn, giảm THA. Trƣờng hợp ra quyết định miễn, giảm nghĩa vụ THA Tòa án có trách nhiệm gửi quyết định đó cho ngƣời đƣợc xét, Viện kiểm sát, cơ quan THADS, Trại giam hoặc trại tạm giam nơi ngƣời đƣợc xét miễn, giảm THA đang chấp hành hình phạt tù.

Một phần của tài liệu Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)