Xuất phát từ thực tiễn thi hành bản án, quyết định dân sự

Một phần của tài liệu Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 29 - 30)

Hiện nay, đất nƣớc ta đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa, quá trình hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao thƣơng diễn ra sâu rộng, các quan hệ xã hội hình thành ngày càng đa dạng và đi kèm với đó là sự gia tăng các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, thƣơng mại với tính chất vụ việc ngày càng phức tạp, gây nhiều khó khăn cho công tác THADS.

THAHS và THADS đều là việc thực thi bản án, quyết định của Tòa án, nếu xét về tính chất thì THAHS áp đặt các chế tài nghiêm khắc hơn so với THADS nhƣng hoạt động THAHS có những thuận lợi riêng. Hoạt động THAHS có đối tƣợng là một con ngƣời cụ thể, đƣợc đặc trƣng bởi hệ thống trại giam, trại tạm giam đƣợc xây dựng và trang bị hiện đại, đƣợc tổ chức quản lý bằng đội ngũ cán bộ đƣợc đào tạo chính quy, bài bản. Trong khi đó, hoạt động THADS liên quan đến vấn đề tài sản của ngƣời phải THA. Tài sản của ngƣời phải THA có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tƣơng lai, tài sản là động sản hay bất động sản, tài sản chung hay tài sản riêng, tài sản có tại một địa phƣơng hay có thể phân bố tại nhiều địa phƣơng khác nhau … Để xử lý tài sản của ngƣời phải THA cơ quan THADS phải tiến hành xác minh, xử lý. Việc xác minh, xử lý bình thƣờng đã gặp nhiều khó khăn chƣa kể đến việc đƣơng sự cố tình che giấu, tẩu tán, hủy hoại tài sản. [64]

23

Hoạt động THADS liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều đối tƣợng bao gồm ngƣời đƣợc THA, ngƣời phải THA và những ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Các đối tƣợng này có quyền và lợi ích trái ngƣợc nhau, có nhận thức và mong muốn mâu thuẫn nhau, quyền của ngƣời này là nghĩa vụ của ngƣời khác, lợi ích ngƣời này đƣợc nhận là trách nhiệm của ngƣời khác vì vậy việc THADS luôn gặp trở ngại do đã “động chạm” đến yếu tố lợi ích và khó lòng “thỏa mãn” cả đôi bên trong quan hệ dân sự. Hơn nữa, việc THADS liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, mỗi lĩnh vực đều có những đặc thù riêng thuộc về chuyên môn quản lý của nhiều cơ quan, ban ngành nên công tác THADS có đem lại kết quả hay không điều này không thể chỉ dựa trên hoạt động của cơ quan THADS mà cần sự tham gia phối hợp của các cơ quan hữu quan và sự đồng lòng thực hiện của toàn xã hội.

Qua thực tiễn công tác THADS những năm gần đây cho thấy mối quan hệ giữa các cơ quan trong THADS ngày càng đƣợc củng cố, sự phối hợp ngày càng chặt chẽ đã tạo ra bƣớc chuyển biến mạnh mẽ cho công tác này. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một thực tế là kết quả THADS hiện đang phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả của sự phối hợp: Địa phƣơng nào công tác THADS đƣợc quan tâm hỗ trợ chính quyền địa phƣơng, có sự tham gia đầy đủ và có trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành thì THADS luôn đạt kết quả cao. Ngƣợc lại, địa phƣơng nào cơ quan THADS và các cơ quan hữu quan chƣa định hình đƣợc các mối quan hệ phối hợp, chƣa thực hiện sự phối hợp, sự phối hợp rời rạc, các cơ quan tham gia không đầy đủ, thực hiện không hết trách nhiệm thì việc THA bị trì trệ, không giải quyết dứt điểm đƣợc dẫn đến việc tồn đọng kéo dài từ năm này qua năm khác, cơ quan THADS không hoàn thành đƣợc nhiệm vụ đƣợc giao, công lý không đƣợc thực thi, trật tự xã hội không đƣợc duy trì, tạo ra nhiều bức xúc trong dƣ luận.

Một phần của tài liệu Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 29 - 30)