và tác phong làm việc của chấp hành viên
CHV là ngƣời đƣợc Nhà nƣớc giao nhiệm vụ trực tiếp tổ chức THA vì vậy để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình CHV phải có trình độ, năng lực nhất định. Trong công tác phối hợp THADS, CHV là ngƣời có vị trí rất đặc biệt, không chỉ là ngƣời trực tiếp tổ chức THA mà còn thay mặt cơ quan THADS làm cầu nối quan hệ giữa các cơ quan. Nói cách khác trình độ năng lực của CHV chính là “bộ mặt” của cơ quan THADS, “bộ mặt” đấy có tƣơi sáng hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực của CHV. Để đảm nhận trọng trách kết nối giữa các cơ quan, CHV phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau:
* Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Yêu cầu đầu tiên của một CHV là phải có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về THADS, nắm chắc các quy định của LTHADS và các văn bản hƣớng dẫn thi hành để có thể vận dụng chính xác vào hoạt động nghề nghiệp của mình. CHV phải có
31
khả năng phân tích bản án, quyết định, nghiên cứu kỹ hồ sơ để biết đƣợc đặc điểm của đối tƣợng phải THA, lựa chọn biện pháp động viên, giáo dục – thuyết phục hay phải cƣỡng chế thi hành từ đó lên phƣơng án giải quyết và xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan phù hợp. Do nội dung của việc THA rất đa dạng, liên quan đến nhiều chủ thể và đối tƣợng tài sản khác nhau nên CHV cũng cần trang bị cho mình kiến thức pháp luật trong các lĩnh vực nhƣ đất đai, xây dựng, tài chính – kế toán, tín dụng – ngân hàng ..v..v..
* Về kiến thức xã hội
CHV phải là ngƣời đƣợc trang bị kiến thức xã hội sâu rộng. Kiến thức xã hội là tri thức trên nhiều lĩnh vực của đời sống, có tính đặc trƣng vùng miền, tính cục bộ địa phƣơng và có sự khác biệt giữa các giai đoạn khác nhau của lịch sử. CHV đang công tác tại địa phƣơng nào cần phải am hiểu phong tục, tập quán và các đặc trƣng xã hội của địa phƣơng đó đặc biệt ở vùng biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, vùng đồng bào công giáo…
Căn cứ vào đặc điểm xã hội tại địa phƣơng mà CHV biết cách xác định đầu mối công việc và phối hợp với ai để thực hiện việc THA. Chẳng hạn: Đối với vùng dân tộc thiểu số thì CHV cần liên hệ làm việc với già làng, trƣởng bản; Đối với khu vực có nhiều đồng bào công giáo thì Cha xứ là ngƣời có tiếng nói trong cộng đồng, có thể dùng uy tín của mình để giúp CHV vận động, thuyết phục đƣơng sự tự nguyện thi hành.
* Về kỹ năng giao tiếp và tác phong làm việc
Trong mối quan hệ giữa cơ quan THADS với các cơ quan hữu quan, cơ quan THADS giữ vị trí trung tâm, CHV thay mặt cơ quan mình chủ trì mọi hoạt động nghiệp vụ. Để duy trì và thực hiện sự phối hợp thì CHV ngoài năng lực nghiệp vụ còn phải trang bị các kỹ năng mềm, đó là kỹ năng giao tiếp và tác phong làm việc.
- Kỹ năng giao tiếp
Là khả năng trao đổi thông tin, lập luận, ứng xử, đối đáp, truyền đạt ý chí, là sự biểu hiện ra bên ngoài của năng lực chuyên môn bởi vậy nếu khả năng giao tiếp của CHV tốt sẽ tạo ấn tƣợng và sự tin tƣởng từ phía các cơ quan khác.
32
CHV là ngƣời chủ trì cuộc họp hoặc buổi làm việc phải thể hiện phong thái đĩnh đạc, phát ngôn ngắn gọn, xúc tích nhƣng phải thể hiện đƣợc nội dung buổi làm việc, thể hiện đƣợc lập trƣờng của cơ quan THADS đối với vụ việc THA, tạo ra sự đồng thuận từ các cơ quan khác. Nếu CHV không có kỹ năng giao tiếp sẽ khiến ngƣời nghe khó theo dõi, không nắm bắt đƣợc nội dung buổi làm việc, đánh mất sự tin tƣởng và tạo ra những nghi hoặc về năng lực thực sự của CHV.
- Tác phong làm việc
Nếu nhƣ khả năng giao tiếp tạo cho những ngƣời tiếp xúc cái nhìn đầu tiên về năng lực thì tác phong làm việc đem đến ấn tƣợng về tính chuyên nghiệp của CHV.
Về thời gian: CHV là ngƣời chủ động lên kế hoạch làm việc, triệu tập đƣơng sự, mời các cơ quan hữu quan tham gia giải quyết việc THA vì vậy CHV cần tuân thủ thời gian đã ấn định trong giấy mời, đảm bảo đúng tiến độ công việc. Mọi sự chậm trễ đều tạo ra những nhận xét, đánh giá không hay về tính chuyên nghiệp trong thực hiện công việc của CHV.
Về cách đi lại: Sự nhanh nhẹn, linh hoạt là một trong những dấu hiệu cho thấy khả năng hoàn thành sớm nhiệm vụ của CHV. Ngƣợc lại sự lề mề, trây ì, chậm chạp vô tình đánh mất đi sự tin tƣởng thì phía các cơ quan tham gia phối hợp.
Về trang phục: Trang phục gọn gàng, đúng quy định của ngành THADS về quần áo, mũ, cầu vai, phù hiệu cho thấy CHV là ngƣời nghiêm túc trong thực hiện nhiệm vụ đồng thời tạo ra sự tôn trọng từ đƣơng sự và các cơ quan phối hợp. [66]
Nhƣ vậy có thể thấy, xuất phát từ đặc thù công việc CHV phải trang bị cho mình vốn kiến thức phong phú và kỹ năng toàn diện. Một phần là năng lực có sẵn nhƣng phần lớn kiến thức và kỹ năng này CHV có đƣợc thông qua thực tiễn nghề nghiệp chính vì vậy để đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ CHV phải thƣờng xuyên bồi dƣỡng, học tập kinh nghiệm và tích cực rèn luyện để ngày càng trƣởng thành hơn.