quan trong thi hành án dân sự
- Các quy định về sự phối hợp đƣợc ban hành dàn trải tại nhiều thời điểm và nằm rải rác tại nhiều văn bản khác nhau khiến cho việc tra cứu và áp dụng khó khăn. Ví dụ: Sự phối hợp giữa cơ quan công an và cơ quan THADS hiện nay đƣợc quy định tại nhiều văn bản khác nhau từ LTHADS, Thông tƣ liên tịch số 07/2013/TTLT/BTP-BCA-BTC, Thông tƣ liên tịch số 03/2012/TTLT-BTP-BCA ... Có những nội dung phối hợp để thực hiện thì phải căn cứ vào quy định tại nhiều văn bản khác nhau, chẳng hạn sự phối hợp trong chuyển giao vật chứng tài sản, để thực hiện thì các cơ quan phải căn cứ vào các quy định có trong BLTTHS 2003 (Điều 75), LTHADS (Điều 122, 123) và cả Thông tƣ số 01/2016/TT-BTP ngày 01 tháng 02 năm 2016 hƣớng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong THADS (Điều 11). Rõ ràng với thực trạng pháp luật về sự phối hợp hiện tại thì đến các chủ thể trực tiếp tham gia và thực hiện sự phối hợp trong THADS còn khó khăn khi vận dụng bởi họ phải tìm quy định đó trong một rừng luật, phải xác định xem quy định đó còn hay hết hiệu lực, đã đƣợc sửa đổi bổ sung hoặc bị thay thế bằng văn bản khác hay chƣa.
- Mặc dù giữa Bộ Tƣ pháp và các Bộ ngành liên quan đã ký kết nhiều Quy chế phối hợp liên ngành tuy nhiên nội dung các quy chế này chủ yếu mang tính chỉ đạo, định hƣớng chung, đảm bảo cho sự phối hợp thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng mà thiếu đi quy định về trách nhiệm cụ thể của mỗi hệ thống cơ quan. Trong các bản quy chế đã đƣợc ký kết có nhiều nội dung liên quan đến sự phối hợp giữa các Bộ - Ngành vốn là những cơ quan quản lý, chẳng hạn phối hợp trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phối hợp trong kiểm tra, phối hợp trong thống kê … những nội dung phối hợp này không thuộc thẩm quyền của các cơ quan đang trực tiếp tham gia vào công tác THADS. Yêu cầu đặt ra ở đây là phải xây dựng quy chế riêng cho từng địa phƣơng, công tác THADS tại mỗi địa phƣơng lại có những nét đặc thù riêng đòi hỏi phải xây dựng các quy chế phối hợp phù hợp với hoàn
92
cảnh, điều kiện của địa phƣơng. Triển khai thực hiện quy chế Quy chế Phối hợp liên ngành trong công tác THADS số 14/2013/QCLN/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC đến nay toàn bộ 63/63 tỉnh thành đã xây dựng đƣợc quy chế phối hợp riêng giữa cơ quan THADS, cơ quan Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.[70]
Tuy nhiên tại nhiều địa phƣơng hiện nay cơ quan THADS, chi nhánh NHNN tỉnh, chi nhánh BHXH tỉnh vẫn chƣa triển khai ký kết đƣợc quy chế phối hợp liên ngành, tính đến thời điểm tháng 6 năm 2016 mới có 47/63 địa phƣơng ban hành quy chế phối hợp trong THADS liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng [73] vì vậy những mảng phối hợp này chƣa đƣợc thực hiện có hiệu quả, kết quả thực hiện sự phối hợp có sự khác biệt giữa các địa phƣơng.
- Việc xây dựng các quy chế phối hợp liên ngành tại các địa phƣơng thể hiện sự không đồng bộ trong các thức triển khai, mỗi địa phƣơng triển khai theo một kiểu. Sau khi ký quy chế phối hợp liên ngành, Tổng cục THADS yêu cầu cơ quan THADS tại địa phƣơng chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng quy chế riêng phù hợp với tình hình địa phƣơng nhƣng có địa phƣơng đã thực hiện, có địa phƣơng không thực hiện, có địa phƣơng cho rằng thực tế thực hiện sự phối hợp không có gì bất cập, nổi cộm nên không cần thiết phải xây dựng quy chế. Vấn đề đặt ra ở đây là đối với những địa phƣơng không xây dựng các quy chế do thấy không cần thiết, nếu phát sinh những vụ việc nổi cộm thì liệu rằng có ràng buộc đƣợc trách nhiệm phối hợp hay không. Nói nhƣ vậy là để thấy rằng việc xây dựng và ký kết các quy chế phối hợp tại mỗi địa phƣơng không chỉ nhằm mục đích điều chỉnh mối quan hệ mà còn mang ý nghĩa dự phòng những khả năng có thể xảy ra khi tổ chức THA.