Hoạt động quản lý nhà nƣớc nói chung, hoạt động THADS nói riêng đều phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc phối hợp trong THADS đƣợc hiểu là những tƣ tƣởng chỉ đạo điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan tham gia vào công tác THADS phù hợp với ý chí nhà nƣớc và có tính bắt buộc đối với các chủ thể tham gia quan hệ. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong THADS hiện nay đƣợc tiến hành dựa trên các nguyên tắc sau:
* Sự phối hợp giữa các cơ quan trong THADS phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung đƣợc Nhà nƣớc ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của Nhà nƣớc và đƣợc đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực Nhà nƣớc. Việt Nam đang trong tiến trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa dựa trên tinh thần “Thƣợng tôn Pháp luật” tức là pháp luật phải đƣợc sự tôn trọng thực hiện từ phía mọi cơ quan nhà nƣớc, tổ chức hay cá nhân.
Các cơ quan tham gia phối hợp trong THADS đều đƣợc tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, các cán bộ công chức làm việc tại các cơ quan này cũng thực hiện công việc theo nhiệm vụ, quyền hạn luật định vì vậy việc tuân thủ pháp luật là yêu cầu bắt buộc. Pháp luật đã quy định về trách nhiệm của từng cơ quan khi tham gia công tác THADS, thực chất việc thực hiện trách nhiệm này là việc các cơ quan hữu quan thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn có liên quan đến việc THADS do vậy mà việc thực hiện trách nhiệm phối hợp hoàn toàn nằm trong khả năng thực hiện của các cơ quan này.
Nguyên tắc này đòi hỏi pháp luật về THADS, pháp luật chuyên ngành và pháp luật có liên quan phải có sự tƣơng thích, không đƣợc mâu thuẫn, chồng chéo để sự phối hợp diễn ra chính xác, nhịp nhàng.
* Sự phối hợp giữa các cơ quan trong THADS phải thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời
26
Việc thực hiện nguyên tắc này nhằm phát huy tính chủ động của các cơ quan tham gia phối hợp THADS. Cơ quan THADS cần tránh tâm lý trông chờ, ỷ lại vào việc thực hiện trách nhiệm từ phía các cơ quan khác bởi mặc dù pháp luật đã quy định về trách nhiệm phối hợp nhƣng trong nhiều trƣờng hợp nếu cơ quan THADS không thông báo thì các cơ quan hữu quan không thể nắm bắt đƣợc nội dung công việc hay cách thức thực hiện phối hợp. Ví dụ: Cơ quan tài chính có trách nhiệm tiếp nhận tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu sung quỹ Nhà nƣớc nhƣng nếu cơ quan THADS không có thông báo bằng văn bản thì cơ quan tài chính sẽ không nắm đƣợc thời gian, địa điểm và loại tài sản giao nhận.
CHV khi thực hiện nhiệm vụ cần chủ động liên hệ làm việc, chủ động đề nghị phối hợp để nhận đƣợc sự hỗ trợ từ phía các cơ quan hữu quan đồng thời phải thƣờng xuyên trao đổi thông tin, giữ vững kênh liên lạc và xác định quan hệ phối hợp là quan hệ lâu dài, không phải là quan hệ hình thành hay kết thúc theo từng vụ việc cụ thể. Các cơ quan hữu quan cũng cần chủ động thực hiện trách nhiệm phối hợp, sớm phản hồi đề nghị phối hợp từ phía cơ quan THADS, thực hiện trách nhiệm phối hợp nghiêm túc, đầy đủ, đúng thời hạn, khi có thay đổi cần kịp thời thông báo cho cơ quan THADS để các bên có hƣớng xử lý công việc.
* Đảm bảo sự phối hợp không làm ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ và hoạt động chuyên môn của các cơ quan có liên quan.
Nguyên tắc này đảm bảo hoạt động của các cơ quan tham gia phối hợp THADS diễn ra bình thƣờng, liên tục. Khi thực hiện việc phối hợp trong THADS thì các cơ quan hữu quan còn phải thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động chuyên môn của ngành mình. Do vậy, yêu cầu đặt ra là các cơ quan liên quan phải có kế hoạch làm việc khoa học và lộ trình làm việc cụ thể, cân đối thời gian và nhân lực để thực hiện nhiệm vụ riêng của ngành và hoàn thành tốt nhiệm vụ phối hợp THADS.
Nguyên tắc này đòi hỏi CHV cần có sự nhạy bén, nắm bắt đƣợc tình hình hoạt động của các cơ quan khác trƣớc khi đề xuất thời gian, địa điểm và nội dung phối hợp. Ví dụ: CHV lựa chọn ngày tổ chức cƣỡng chế THA cần tránh ngày Tòa án mở
27
phiên tòa xét xử nhiều bị cáo hoặc ngày tổ chức lễ hội lớn tại địa phƣơng vì vào những ngày này lực lƣợng công an thƣờng đƣợc huy động tối đa để bảo vệ phiên tòa hoặc gìn giữ trật tự trị an, sẽ không đảm bảo quân số hỗ trợ hoạt động THADS.
* Bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của nhân dân và những người tham gia cưỡng chế THADS
Đây là một nguyên tắc có tính đặc thù áp dụng đối với trƣờng hợp việc THA phải tổ chức cƣỡng chế. CHV đƣợc phân công giải quyết vụ việc nếu xét thấy bên phải THA có điều kiện nhƣng không tự nguyện thi hành sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng kế hoạch tổ chức cƣỡng chế để đảm bảo việc THA. Trong các hoạt động nghiệp vụ THADS thì cƣỡng chế THA là hoạt động phức tạp nhất, đòi hỏi phải có sự tham gia phối hợp của nhiều cơ quan. Bởi vì, cƣỡng chế THADS tiềm ẩn yếu tố rủi ro, ngƣời phải THA ngoài biểu hiện không hợp tác còn có thể đe dọa, tìm các biện pháp chống đối đến cùng việc THA. Do vậy, yêu cầu đặt ra là cơ quan THADS và các cơ quan tham gia phối hợp phải xây dựng phƣơng án tổ chức cƣỡng chế chi tiết, dự phòng các khả năng có thể xảy ra để đảm bảo an toàn cho việc cƣỡng chế THA.
Ví dụ: CHV nếu thấy gia đình ngƣời phải THA có ngƣời già yếu, có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp có thể mời thêm bác sĩ tham gia để dự phòng trƣờng hợp áp lực của buổi cƣỡng chế ảnh hƣởng đến đối tƣợng này; Trƣớc ngày tổ chức cƣỡng chế nếu có nguồn tin cho rằng ngƣời phải THA có chuẩn bị công cụ, phƣơng tiện và các loại vũ khí sẵn sàng chống trả thì cơ quan Công an cần vào cuộc để xác minh, nếu xét thấy cần thiết có thể đề nghị cơ quan THADS tạm dừng việc tổ chức cƣỡng chế và lùi thời gian sang thời điểm thích hợp để đảm bảo an toàn cho những thành phần tham gia cƣỡng chế.