tác thi hành án dân sự
33
THADS mà cần sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị, chính quyền địa phƣơng và từ phía các cơ quan hữu quan. Vấn đề ở đây là các cấp chính quyền và cơ quan hữu quan có nhận thức đƣợc vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình đối với công tác THADS hay không. Có một thực tế là mặc dù vẫn duy trì thực hiện sự phối hợp nhƣng không phải cơ quan nào cũng nhận thức đƣợc ý nghĩa cuối cùng của việc THA, ở nhiều địa phƣơng, nhiều ban ngành vẫn còn suy nghĩ là “việc anh - anh làm, việc tôi - tôi làm”, thi hành bản án, quyết định là việc của riêng cơ quan THA dẫn đến hệ quả là sự phối hợp rời rạc, hiệu quả phối hợp thấp.
Các cấp chính quyền là cơ quan thực hiện quản lý toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội tại địa phƣơng, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các cấp chính quyền đó là đảm bảo trật tự xã hội đƣợc duy trì, cuộc sống của ngƣời dân ổn định, việc quản lý có hiệu quả thì mới tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nền kinh tế và tiến bộ xã hội. Không thể phủ nhận một thực tế là nếu chính quyền địa phƣơng nhận thức đƣợc ý nghĩa của công tác THADS, coi sự phối hợp với cơ quan THADS là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, quan tâm đúng mực và thực hiện sự hỗ trợ tối đa cho cơ quan THADS thì công tác THADS mới có kết quả, quyền lợi của ngƣời dân đƣợc bảo đảm, ý thức pháp luật của ngƣời dân dần đƣợc nâng cao, trật tự xã hội tại địa phƣơng đƣợc duy trì, nền kinh tế - xã hội có điều kiện để phát triển ổn định từ đó các cấp chính quyền mới hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.
Sự tham gia phối hợp của các cơ quan hữu quan vào hoạt động THADS hiện nay rất đa dạng và với vai trò khác nhau, sự phối hợp với cơ quan THADS nhiều khi đƣợc các cơ quan này nhìn nhận chƣa đúng, chƣa đầy đủ, cho rằng sự phối hợp chỉ là việc “giúp” hay “hỗ trợ” cơ quan THADS thực hiện nhiệm vụ, kết quả thi hành chỉ là thành tích riêng của cơ quan THADS đã dẫn đến thái độ hời hợt khi thực hiện sự phối hợp. Vấn đề ở đây là các cơ quan hữu quan cần nhận thức việc tham gia phối hợp với cơ quan THADS cũng là góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phƣơng và kết quả THADS cũng chính là thƣớc đo đánh giá hiệu quả hoạt động của những cơ quan này.
34
không thể thi hành có thể tạo ra những nhận xét, những đánh giá không tốt về công tác xét xử, dƣ luận sẽ cho rằng cơ quan ra bản án, quyết định không có trách nhiệm đối với chính bản án, quyết định mà mình đã ban hành. Đối với cơ quan công an, một bản án không thể thi hành có thể dẫn đến việc công lý không đƣợc thực thi, pháp luật không đƣợc nghiêm chỉnh chấp hành và hệ quả là hoạt động của cơ quan công an trong duy trì trật tự xã hội cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Đối với các cơ quan chuyên môn, nếu không nhận thức đƣợc vai trò của công tác THADS mà từ chối thực hiện sự phối hợp hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm cũng tác động không nhỏ đến uy tín và mối quan hệ giữa các cơ quan, ngƣời dân sẽ đánh mất niềm tin và sự tôn trọng đối với cơ quan nhà nƣớc. Ngƣợc lại, nếu các cơ quan hữu quan nhận thức đƣợc vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình đối với công tác THADS thì hiệu quả công tác THADS vừa đƣợc đảm bảo, uy tín và vị thế của các cơ quan hữu quan cũng đƣợc nâng cao.
Nhƣ vậy, có thể thấy nhận thức của chính quyền địa phƣơng và các cơ quan hữu quan đối với công tác THADS là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt và có khả năng tác động đa chiều, sự phối hợp thực hiện tốt sẽ đem lại lợi ích cho cả đôi bên tham gia quan hệ.