án dân sự
* Hạn chế trong thực hiện phối hợp giữa cơ quan THADS với cơ quan ra bản án, quyết định
93
định dân sự chƣa thể hiện trách nhiệm đến cùng với bản án, quyết định do mình ban hành. Thời điểm trƣớc năm 1993, cơ quan THADS đƣợc tổ chức trong Tòa án thì sự liên kết giữa giai đoạn xét xử và giai đoạn THA khá chặt chẽ, tổ chức THA là một phần chức trách nhiệm vụ của Tòa án do vậy công tác THADS có những thuận lợi riêng. Thực tế công tác THADS những năm gần đây đã chỉ ra rằng càng ngày khoảng cách giữa hai giai đoạn xét xử và THA càng lớn, đã xuất hiện nhận thức là công việc của cơ quan ra bản án, quyết định đã kết thúc sau khi bản án, quyết định đƣợc ban hành, thi hành là việc của cơ quan THADS dẫn đến việc cơ quan ra bản án, quyết định không theo dõi và không quan tâm đến kết quả THA. Nhiều phán quyết xa rời thực tiễn, không tính đến khả năng thi hành khiến cơ quan THADS loay hoay tìm phƣơng án giải quyết, khó xử lý. Có thể lấy ví dụ nhƣ sau:
Bản án số 31/2007/DSPT ngày 29/3/2007 của TAND tỉnh Phú Thọ tuyên: “Buộc ông Nguyễn Văn Toan phải thu hoạch hoa màu, cây cối (nếu có trên đất) để trả lại diện tích đất 33m2 thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông Nguyễn Quang Tuấn thuộc thửa đất số 65, tờ bản đồ số 14 tại Tổ 39B, phố Thành Công, phƣờng Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”.
Quá trình tổ chức THA, CHV xác minh diện tích thửa đất số 65, tờ bản đồ số 14 có diện tích đất thực tế là 56.2m2, vƣợt so với diện tích bản án tuyên (33m2) là 23.2m2. Nguyên nhân của sự sai lệch này là do trong quá trình xét xử, Tòa án khi thu thập các tài liệu không xác định rõ diện tích và mốc giới thửa đất do vậy không xác định đƣợc vị trí cụ thể của diện tích đất 33m2
khiến cơ quan THADS không có căn cứ để thực hiện việc giao đất.
Nhiều trƣờng hợp bản án tuyên trả lại cho đƣơng sự một bản sao giấy tờ tùy thân đã hết giá trị sử dụng nhƣ Chứng minh thƣ nhân dân, giấy phép lái xe, cơ quan THADS báo đƣơng sự đến nhận tài sản nhƣng đƣơng sự ở xa không đến nhận do việc nhận tài sản trên không còn ý nghĩa, CHV phải vƣợt hàng trăm cây số để giao trả tài sản cho đƣơng sự gây tốn kém thời gian và chi phí đi lại. Một ví dụ khác là có bản án về kinh doanh thƣơng mại tuyên gộp các hợp đồng tín dụng nhƣng lại không làm rõ từng tài sản đảm bảo cho khoản vay bao nhiêu, tài sản bảo đảm lại ở
94
tại nhiều địa phƣơng khác nhau nên cơ quan THADS không thể xử lý và cũng không thực hiện ủy thác THA đƣợc.
- Nhiều trƣờng hợp các đƣơng sự không biết mình có quyền yêu cầu THA, yêu cầu cơ quan nào thi hành và thủ tục yêu cầu nhƣ thế nào. Việc đƣơng sự không nắm đƣợc quy định pháp luật về quyền của mình dẫn đến mất quyền lợi do đến khi biết đƣợc mình có quyền yêu cầu THA thì đã hết thời hiệu do pháp luật quy định. Điều này cho thấy việc hƣớng dẫn pháp luật của cơ quan ra bản án, quyết định còn hạn chế.
- Tại một số địa phƣơng vẫn còn tình trạng cơ quan ra bản án, quyết định cấp cho đƣơng sự bản án, quyết định bản chƣa có dấu đỏ hoặc không có ghi “Để thi hành” nên khi đƣơng sự làm đơn yêu cầu THA thƣờng bị cơ quan THADS trả lại do hồ sơ không hợp lệ. Nhiều trƣờng hợp bản án, quyết định đƣợc chuyển sang cơ quan THADS không ghi “Án có hiệu lực” vì vậy cơ quan THADS chƣa thể thụ lý ra quyết định thi hành.
- Đối với việc giao nhận bản án, quyết định: Theo quy định hiện hành thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật Tòa án phải chuyển giao cho cơ quan THADS có thẩm quyền thi hành [49, Điều 28]. Việc giao nhận bản án, quyết định từ Tòa án sang cơ quan THADS nhìn chung đƣợc thực hiện đúng theo thời hạn luật định tuy nhiên quy định thời hạn 30 ngày là quá dài. Tòa án khi chuyển Bản án, quyết định thƣờng không chuyển ngay mà thực hiện theo từng tháng, từng đợt và tổng số lƣợng án chuyển sang rất nhiều gây khó khăn cho cơ quan THADS. Thông thƣờng khi cơ quan THADS nhận bản án, quyết định thì cán bộ thụ lý phải thực hiện nhiều công đoạn nhƣ rà soát hình thức của bản án, vào sổ thụ lý, ra quyết định THA, trình Thủ trƣởng đơn vị phê duyệt rồi mới chuyển đến tay CHV. Nếu số lƣợng bản án lớn và có nhiều đƣơng sự, nhiều khoản phải thi hành thì công đoạn thụ lý và ra quyết định thƣờng không đảm bảo đúng thời hạn quy định dẫn đến việc hồ sơ chậm đến tay CHV và khi CHV thực hiện các thủ tục nhƣ tống đạt văn bản giấy tờ, ủy thác, xác minh điều kiện THA thƣờng bị vi phạm về thời gian thực hiện. Chƣa kể đến việc bản án, quyết định có sai sót, các đƣơng sự
95
chống đối, khiếu kiện làm chậm việc THA.
- Trách nhiệm sửa đổi, bổ sung, đính chính lại nội dung bản án, quyết định và trả lời kiến nghị theo yêu cầu của cơ quan THADS đã đƣợc cơ quan ra bản án, quyết định thực hiện nhƣng việc phản hồi thƣờng chậm nên việc THADS bị kéo dài.
- Nhiều bản án, quyết định phải tiến hành xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm. Hậu quả pháp lý có thể xảy ra trong trƣờng hợp này là việc huỷ bản án, quyết định và đình chỉ giải quyết vụ án gây ảnh hƣởng lớn đến địa vị pháp lý giữa các đƣơng sự nhƣ từ ngƣời đƣợc THA chuyển thành ngƣời phải THA và ngƣợc lại, hay sự thay đổi về tài sản phải THA. Nếu bản án, quyết định đã đƣợc cơ quan THADS thi hành xong sau đó mới phát hiện sai phạm và bị tuyên hủy hoặc thay đổi nội dung sẽ gây khó khăn rất lớn cho cơ quan THADS khi phải thu hồi số tiền, tài sản đã thi hành, bồi thƣờng thiệt hại. Cơ quan THADS từ chỗ hoàn thành nhiệm vụ lại có thể trở thành cơ quan đi khắc phục hậu quả.
* Những hạn chế trong thực hiện sự phối hợp giữa cơ quan THADS và UBND cấp xã
- Cán bộ đảm nhận công tác chuyên môn tại UBND hiện đang phải đảm nhận quá nhiều công việc dẫn đến việc hỗ trợ cơ quan THADS bị hạn chế nhiều mặt. Mỗi địa phƣơng đều có đặc trƣng riêng về điều kiện tự nhiên – xã hội vì vậy sự hỗ trợ của UBND đến công tác THADS gặp những khó khăn riêng:
+ Tại địa bàn đô thị: Nhiều đô thị tại Việt Nam hiện nay có mật độ dân số quá lớn, đơn cử nhƣ ở Hà Nội nhiều Phƣờng có dân số dao động từ 20.000 đến gần 40.000 ngƣời chƣa kể đến ngƣời lao động và học sinh - sinh viên ngoại tỉnh cƣ trú trên địa bàn dẫn đến việc cán bộ làm công tác tƣ pháp - hộ tịch hay công an không thể bao quát hết tình hình quản lý dân cƣ tại địa phƣơng, không nắm bắt đƣợc đƣơng sự THA đang ở đâu hay hiện đang làm gì vì vậy không thể cung cấp thông tin cho CHV khi đôn đốc, xác minh điều kiện THA.
+ Tại địa bàn nông thôn, miền núi: Đặc trƣng là địa bàn rộng, đi lại khó khăn, dân cƣ thƣa thớt thì sự phối hợp giữa UBND và cơ quan THADS lại gặp khó khăn
96
trong việc đi lại. Để tống đạt văn bản giấy tờ, đôn đốc hay xác minh điều kiện THA một vụ việc thôi cũng có thể phải mất cả ngày, không phải lúc nào cán bộ UBND cũng thu xếp đƣợc thời gian tham gia và nếu có tham gia đƣợc cùng CHV thì không phải lúc nào việc THA cũng giải quyết đƣợc ngay. Nếu CHV không thông báo lịch làm việc thì khó gặp đƣợc đƣơng sự nhƣng có trƣờng hợp thông báo thì đƣơng sự lại trốn tránh khiến buổi công tác của CHV và đại diện chính quyền không có kết quả.
- UBND cấp xã là cấp chính quyền gần dân nhất do vậy khó tránh khỏi trƣờng hợp việc THA bị ảnh hƣởng bởi yếu tố quan hệ khi ngƣời phải THA là đối tƣợng có quan hệ quen biết hoặc thân thích với cán bộ UBND. Đối với các trƣờng hợp này sự ảnh hƣởng có thể diễn ra theo hai hƣớng nhƣ sau:
+ Hƣớng tích cực: Ngƣời phải THA đƣợc sự vận động, thuyết phục của ngƣời thân là cán bộ UBND nên nắm đƣợc quy định của pháp luật và tự nguyện thi hành;
+ Hƣớng tiêu cực: Ngƣời phải THA đƣợc sự hỗ trợ, xúi giục hay tiếp tay từ phía ngƣời thân là cán bộ UBND để trốn tránh nghĩa vụ, ví dụ: Khi cơ quan THADS đến trụ sở UBND đề xuất làm việc, cán bộ UBND thông tin cho ngƣời thân là ngƣời phải THA biết lịch làm việc của CHV để ngƣời này chủ động trốn tránh, tẩu tán tài sản.
Liên quan đến vấn đề tổ chức cƣỡng chế THA, sự đồng tình ủng hộ tham gia Hội đồng cƣỡng chế của đại diện UBND là chìa khóa đầu tiên đảm bảo cho sự thành công của việc cƣỡng chế. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tình trạng một số vụ việc khi phải tổ chức cƣỡng chế thì đại diện UBND không ủng hộ, né tránh trách nhiệm phối hợp mà nguyên nhân sâu xa cũng là vì ảnh hƣởng của quan hệ “tình làng, nghĩa xóm”. Rõ ràng tính cục bộ là điều đang tồn tại tại nhiều địa phƣơng và nó tác động tiêu cực đến công tác THADS.
- Cách thức triển khai thực hiện trách nhiệm phối hợp không đồng nhất. Theo quy định của pháp luật thì UBND phải tạo mọi điều kiện cho cơ quan THADS thực thi nhiệm vụ [28, Điều 3] tuy nhiên mỗi địa phƣơng làm theo một kiểu. Có địa phƣơng tạo điều kiện rất tốt cho cơ quan THADS, mỗi khi CHV về địa phƣơng liên
97
hệ làm việc đều đƣợc bố trí địa điểm, phƣơng tiện đi lại, cử ngƣời tham gia hỗ trợ, nếu không bố trí đƣợc địa điểm và nhân sự tại trụ sở Ủy ban thì Lãnh đạo UBND chỉ đạo đến đại diện khu dân cƣ, bố trí địa điểm làm việc tại nhà văn hóa. Ngƣợc lại có địa phƣơng yêu cầu CHV khi đi làm việc phải có thông báo trƣớc bằng văn bản, UBND xã bố trí đƣợc thời gian mới thực hiện sự phối hợp nhƣng hôm nay thì xã tổ chức giao ban, ngày mai xã họp, ngày kia xã phải tổ chức hội nghị … không thể thu xếp đƣợc lịch còn CHV thì không biết xử lý ra sao vì không có đại diện chính quyền tham gia thì không làm đƣợc việc trong khi đó thời hạn thực hiện các thủ tục lại không dài.
* Những hạn chế trong thực hiện phối hợp giữa cơ quan THADS và cơ quan Công an
- Thông tƣ liên tịch số 03/2012/TTLT-BTP-BCA đã quy định về trình tự, thủ tục rất chặt chẽ trong việc xây dựng kế hoạch cƣỡng chế, theo đó thì trong thời hạn 10 ngày trƣớc thời điểm ban hành kế hoạch cƣỡng chế cơ quan THADS phải cung cấp thông tin, trao đổi và thống nhất ý kiến với cơ quan công an và các cơ quan có liên quan về nội dung và yêu cầu của việc tổ chức cƣỡng chế. Sau đó các bên phải liên tục thực hiện các cuộc họp bàn trao đổi thông tin, thảo luận để đi đến thống nhất ý kiến. Việc áp dụng quy trình chặt chẽ khi xây dựng kế hoạch cƣỡng chế là cần thiết để các bên tham gia lên phƣơng án tối ƣu nhất cho việc phối hợp bảo vệ cƣỡng chế.
Tuy nhiên, có một thực tế là đối với những vụ việc phải tổ chức cƣỡng chế có tính chất không phức tạp, không cần huy động nhiều lực lƣợng thì các cơ quan thƣờng làm tắt, lƣợc bớt các bƣớc khi xây dựng kế hoạch cƣỡng chế. Thực tế này cho thấy không phải lúc nào quy định về phối hợp xây dựng kế hoạch cƣỡng chế cũng đƣợc các bên tuân thủ triệt để. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một cách khách quan là có nhiều vụ việc phải tổ chức cƣỡng chế tính chất không phức tạp, không có yêu cầu cao về lực lƣợng bảo vệ thì việc áp dụng quy trình quá chặt chẽ là không cần thiết và cần hình thành một cơ chế mở áp dụng thủ tục rút gọn cho sự phối hợp này.
98
- Việc cử lực lƣợng và các thành phần tham gia cƣỡng chế của cơ quan công an và các cơ quan, tổ chức có liên quan đôi khi mang tính hình thức, cử ngƣời tham gia cho đủ thành phần, cử ngƣời không có năng lực dẫn đến trƣờng hợp việc tổ chức cƣỡng chế có diễn biến phức tạp, khi CHV chủ trì đề nghị lực lƣợng Công an vào cuộc đã không giải quyết đƣợc vấn đề. Lực lƣợng Công an đƣợc giao nhiệm vụ phối hợp bảo vệ cƣỡng chế THADS hiện nay nòng cốt là lực lƣợng Cảnh sát THAHS và hỗ trợ tƣ pháp, tuy nhiên tại nhiều địa phƣơng lực lƣợng này đƣợc tổ chức chủ yếu là “Công an nghĩa vụ”, không phải lực lƣợng chính quy tinh nhuệ nhất và phần lớn tuổi đời cán bộ còn rất trẻ, thiếu kỹ năng bảo vệ vì vậy không ít những vụ việc khi tổ chức cƣỡng chế THA có diễn biến bất ngờ, phức tạp lực lƣợng bảo vệ đã không chế áp đƣợc hành vi chống đối dẫn đến việc phải dừng buổi tổ chức cƣỡng chế.
- Việc thông báo và chuyển giao giấy tờ giữa các cơ sở giam giữ với cơ quan THADS chƣa đƣợc các bên thực hiện nghiêm chỉnh. Các cơ sở giam giữ không gửi thông báo tiếp nhận phạm nhân là ngƣời phải THADS cho cơ quan THADS có thẩm quyền dẫn đến việc CHV đƣợc giao nhiệm vụ không biết ngƣời đƣợc THA và ngƣời phải THA là phạm nhân đang thụ hình tại đâu để tổ chức THA. Cơ quan THADS không thông báo kết quả THA của ngƣời phải THADS là phạm nhân khiến các cơ sở giam giữ không nắm bắt đƣợc việc THADS của phạm nhân; nhiều trƣờng hợp hồ sơ THADS đã thực hiện ủy thác nhƣng lại “quên” không gửi quyết định ủy thác cho cơ sở giam giữ vì vậy cơ sở giam giữ không biết việc THADS của phạm nhân hiện đang thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan THADS địa phƣơng nào để liên hệ làm việc.
- Dù đạt đƣợc những kết quả ban đầu nhƣng nhiều khoản tiền cơ sở giam giữ thu đƣợc của phạm nhân là ngƣời phải THADS trƣớc thời điểm thực hiện Thông tƣ liên tịch số 07/2013/TTLT/BTP-BCA-BTC các bên vẫn chƣa giải quyết đƣợc do việc thu những khoản tiền này thời gian trƣớc có nhiều sai sót trong việc lƣu giữ sổ sách, chứng từ và còn phải mất nhiều thời gian để rà soát, xử lý. Nhiều trƣờng hợp cơ sở giam giữ gửi thông báo đến cơ quan THADS nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm đề
99
nghị phối hợp xử lý khoản tiền đã thu còn tồn đọng nhƣng nhƣng vụ việc đã ủy thác hoặc cơ quan THADS không thể xử lý đƣợc do vụ việc đã đƣợc thi hành xong, đã đƣợc miễn giảm hoặc do chƣa nhận đƣợc bản án, quyết định do Tòa chuyển sang. Nguyên nhân của thực trạng này chính là do các bên chƣa thực hiện nghiêm chỉnh việc thông báo và chuyển giao giấy tờ.
- Đối với việc giao nhận vật chứng, tài sản thì biên bản thu giữ ban đầu là tài liệu đầu tiên và ghi nhận rõ nhất số lƣợng, chủng loại, hiện trạng vật chứng, tài sản bị thu giữ và là cơ sở để cơ quan công an thực hiện bàn giao cho cơ quan THADS. Yêu cầu đặt ra đối với Điều tra viên là phải mô tả chính xác hiện trạng loại tài sản