Quy định về trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan công an

Một phần của tài liệu Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 58 - 63)

và cơ quan công an

THADS là giai đoạn tiềm ẩn rất nhiều khó khăn và rủi ro, khi cơ quan THADS tổ chức THA thì thƣờng đƣơng sự có ý thức chống đối việc THA thậm chí ngƣời phải THA có thể bất chấp tất cả để cản trở việc THA, tẩu tán hoặc hủy hoại tài sản, sử dụng các công cụ, phƣơng tiện và vũ khí xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của CHV và những ngƣời khác khi tham gia việc THA. Do vậy, việc tham gia của cơ quan công an với chức năng bảo vệ việc tổ chức THA là điều cần thiết.

Mặt khác, đối tƣợng của hoạt động THADS rất đa dạng, ngƣời phải THA hoặc ngƣời đƣợc THA có thể là ngƣời theo bản án, quyết định đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam hoặc tại cơ quan THAHS Công an cấp huyện (gọi chung là các cơ sở giam giữ). Việc THADS liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của các đối tƣợng này, cơ quan THADS muốn giải quyết việc THA phải liên lệ làm việc với các cơ sở giam giữ của cơ quan công an để phối hợp thực hiện nhiệm vụ.

52

* Phối hợp cưỡng chế THADS

Sự phối hợp giữa cơ quan THADS và cơ quan Công an trong tổ chức cƣỡng chế THA hiện nay đƣợc thực hiện theo quy định tại Điều 169 LTHADS và Thông tƣ liên tịch số 03/2012/TTLT-BTP-BCA, nội dung phối hợp bao gồm:

- Phối hợp xây dựng kế hoạch và phương án bảo vệ cưỡng chế

Cơ quan THADS có trách nhiệm cung cấp thông tin, trao đổi ý kiến với cơ quan công an và các cơ quan, tổ chức có liên quan về yêu cầu lực lƣợng tham gia cƣỡng chế. Sau khi đã thống nhất ý kiến, cơ quan THADS phải xây dựng xong dự thảo kế hoạch cƣỡng chế và tổ chức họp để tham khảo ý kiến của cơ quan công an và các cơ quan có liên quan. Kế hoạch cƣỡng chế sau khi xây dựng hoàn chỉnh phải đƣợc gửi đến cơ quan công an và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Cơ quan công an có trách nhiệm trả lời đề nghị phối hợp của cơ quan THADS. Sau khi nhận đƣợc kế hoạch cƣỡng chế từ cơ quan THADS, cơ quan công an phải xây dựng kế hoạch và lập phƣơng án bảo vệ cƣỡng chế, phân công trách nhiệm cho từng lực lƣợng, chuẩn bị công cụ hỗ trợ và phƣơng tiện cần thiết. Nội dung kế hoạch và phƣơng án bảo vệ cƣỡng chế phải đƣợc thống nhất giữa cơ quan công an và cơ quan THADS, sau khi đƣợc phê duyệt kế hoạch và phƣơng án bảo vệ cƣỡng chế phải đƣợc gửi cho cơ quan THADS để triển khai thực hiện.

- Phối hợp triển khai kế hoạch cưỡng chế, phương án bảo vệ cưỡng chế và phối hợp giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình bảo vệ cưỡng chế

Cơ quan THADS có trách nhiệm tổ chức họp với cơ quan công an và các cơ quan, tổ chức có liên quan bàn biện pháp triển khai thực hiện kế hoạch cƣỡng chế, cung cấp các thông tin về nội dung vụ việc, quá trình tổ chức THA một ngày trƣớc thời điểm cƣỡng chế và đảm bảo kinh phí tổ chức cƣỡng chế.

Lực lƣợng bảo vệ cƣỡng chế phải có mặt từ khi bắt đầu đến khi kết thúc để duy trì trật tự và đảm bảo an toàn của buổi cƣỡng chế. Chỉ huy lực lƣợng Công an phải trực tiếp điều hành các lực lƣợng phối hợp bảo vệ cƣỡng chế và phải thông báo kịp thời cho CHV chủ trì biết những diễn biến phức tạp về an ninh, trật tự để có hƣớng giải quyết. Trƣờng hợp xảy ra tình hƣớng xấu mà chƣa có biện pháp xử lý

53

lực lƣợng bảo vệ có thể đề nghị CHV chủ trì xem xét, tạm dừng việc tổ chức cƣỡng chế.

* Phối hợp với các cơ sở giam giữ thực hiện thông báo, chuyển giao giấy tờ, xử lý tiền và tài sản của người phải THADS, người được THADS đang chấp hành hình phạt tù

Hiện nay số phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù mà theo nội dung bản án, quyết định là ngƣời phải THA hoặc ngƣời đƣợc THA rất lớn. Do vậy việc giải quyết THADS đối với nhóm đối tƣợng này vừa góp phần bảo đảm quyền lợi của họ đồng thời giúp cơ quan THADS xử lý dứt điểm nhiều việc THA. Để tạo cơ sở cho sự phối hợp, căn cứ Điều 180 LTHADS Bộ Tƣ pháp, Bộ Công an và Bộ Tài chính đã ký Thông tƣ liên tịch số 07/2013/TTLT/BTP-BCA-BTC ngày 06/02/2013 hƣớng dẫn trình tự, thủ tục thu, nộp, quản lý tiền, giấy tờ của ngƣời phải THADS và trả tiền, giấy tờ cho ngƣời đƣợc THADS là phạm nhân. Các nội dung phối hợp cụ thể nhƣ sau:

- Phối hợp trong việc thông báo thông tin và chuyển giao giấy tờ

Cơ sở giam giữ có trách nhiệm gửi thông báo tiếp nhận phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và phần nghĩa vụ dân sự chƣa thực hiện trong bản án hình sự cho cơ quan THADS nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm biết; tiếp nhận và lƣu giữ quyết định THADS do cơ quan THADS chuyển đến. Trƣờng hợp phạm nhân đề nghị đƣợc ủy quyền cho ngƣời thân nhận lại tiền, giấy tờ thì cơ sở giam giữ lập biên bản hoặc xác nhận giấy ủy quyền. Trƣờng hợp phạm nhân chƣa thực hiện xong nghĩa vụ THADS chết, chuyển trại giam hoặc phạm nhân đƣợc đặc xá, đã chấp hành xong án phạt tù, đƣợc miễn hoặc đình chỉ án phạt tù thì cơ sở giam giữ phải thông báo bằng văn bản gửi kèm các tài liệu có liên quan cho cơ quan THADS. Cơ quan THADS có trách nhiệm gửi quyết định THADS; quyết định miễn, giảm nghĩa vụ THA; quyết định ủy thác THADS cho cơ sở giam giữ nơi phạm nhân đang chấp hành án biết.

- Phối hợp xử lý tiền, giấy tờ thu được do phạm nhân hoặc người thân phạm nhân nộp tại cơ sở giam giữ

54

nhân thân của họ tự nguyện nộp để THADS và phải thông báo cho cơ quan THADS biết để xử lý. Tiền thu đƣợc của phạm nhân phải đƣợc chuyển vào tài khoản tạm gửi của cơ quan THADS; giấy tờ thu đƣợc của phạm nhân đƣợc gửi trực tiếp hoặc bằng phƣơng tiện vận chuyển khác đến cơ quan THADS đã gửi quyết định THADS.

Cơ quan THADS có trách nhiệm ra quyết định THA, gửi quyết định và thông báo bằng văn bản cho cơ sở giam giữ biết số tài khoản, địa chỉ của cơ quan THADS để thực hiện việc chuyển tiền, giấy tờ.

- Phối hợp trả tiền, giấy tờ cho người được THADS là phạm nhân

Cơ sở giam giữ có trách nhiệm tiếp nhận tiền, giấy tờ do cơ quan THADS chuyển đến để làm thủ tục giao trả cho phạm nhân là ngƣời đƣợc THADS theo quy định, nếu phạm nhân nhận hay từ chối nhận đều phải lập biên bản gửi cơ quan THADS. Trƣờng hợp phạm nhân là ngƣời đƣợc THADS đề nghị đƣợc nhận tiền, giấy tờ tại nơi giam giữ thì Cơ sở giam giữ phải thông báo cho cơ quan THADS biết. Cơ quan THADS có trách nhiệm chuyển tiền, giấy tờ cho Cơ sở giam giữ để thực hiện thủ tục trả cho phạm nhân.

* Phối hợp chuyển giao vật chứng, tài sản

Vật chứng là vật đƣợc dùng làm công cụ, phƣơng tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tƣợng của tội phạm cũng nhƣ tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và ngƣời phạm tội. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì cơ quan Công an có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan THADS có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và THA [42, Điều 75]. Việc chuyển giao và tiếp nhận vật chứng, tài sản đƣợc thực hiện theo quy định tại Điều 122 và 123 LTHADS.

Cơ quan Công an có trách nhiệm vận chuyển vật chứng, tài sản tạm giữ đến kho của cơ quan THADS để thực hiện việc giao nhận trừ trƣờng hợp vật chứng không thể vận chuyển, di dời sẽ thực hiện giao nhận tại nơi đang gửi, giữ hoặc nơi có tài sản. Vật chứng, tài sản đƣợc bàn giao phải đủ về số lƣợng và đúng với hiện trạng ghi trong biên bản thu giữ ban đầu, nếu có sai lệch so với biên bản thu giữ ban đầu thì các bên phải kiểm tra lại và kết luận. Đối với vật chứng, tài sản đƣợc bàn

55

giao dƣới hình thức gói niêm phong thì việc giao nhận chỉ đƣợc thực hiện khi có kết quả giám định rõ số lƣợng, chủng loại, chất lƣợng của vật chứng, tài sản có trong gói niêm phong hoặc kèm theo kết luận giám định nếu vật chứng là các chất ma túy. Trƣớc khi chuyển vật chứng, tài sản sang cơ quan THADS, cơ quan công an cần lƣu ý trong việc bảo quản vật chứng, tài sản để đảm bảo giữ nguyên hiện trạng từ thời điểm thu giữ đến khi chuyển giao.

Thủ kho cơ quan THADS có trách nhiệm tiếp nhận và lập biên bản giao nhận ghi nhận rõ thời gian, địa điểm, số lƣợng, chủng loại, chất lƣợng vật chứng, tài sản do cơ quan công an bàn giao, có chữ ký xác nhận của các bên và làm thủ tục nhập kho theo đúng quy định.

* Phối hợp tạm giữ tài sản, giấy tờ của người phải THADS

Đây là một nội dung phối hợp mới đƣợc quy định tại Điều 18, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP theo đó thì trong trƣờng hợp cần thiết CHV có quyền yêu cầu lực lƣợng công an hỗ trợ việc tạm giữ tài sản, giấy tờ để THA. Quy định này đã khắc phục đƣợc hạn chế của việc áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ theo quy định của LTHADS 2008. Cụ thể là theo quy định tại Điều 68 LTHADS 2008 thì CHV có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ việc tạm giữ tài sản, giấy tờ nhƣng nhiều trƣờng hợp lực lƣợng công an đƣợc yêu cầu đã không phối hợp với lý do không có trách nhiệm phối hợp trong việc tạm giữ tài sản và không có chỉ đạo của cấp trên.

Tuy nhiên, cũng giống nhƣ nội dung phối hợp với UBND cấp xã trong áp dụng các biện pháp bảo đảm THA, hiệu quả thực hiện sự phối hợp giữa cơ quan công an với cơ quan THADS trong áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ để THA cũng cần nhiều thời gian để kiểm chứng do đây là một quy định mới và thực tế là CHV rất hạn chế khi áp dụng biện pháp bảo đảm này. Trong năm 2015 trên toàn quốc chỉ có 94 trƣờng hợp áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản giấy tờ [37], con số này thực sự rất khiêm tốn nếu so với số lƣợng vụ việc áp dụng các biện pháp bảo đảm khác.

56

Một phần của tài liệu Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)