án dân sự
Điều 11 LTHADS hiện hành quy định về trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với cơ quan THADS, CHV:
70
cầu của cơ quan THADS, CHV theo quy định của Luật này.
Mọi hành vi cản trở, can thiệp trái pháp luật đối với hoạt động của cơ quan THADS, CHV đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Điều 165 LTHADS quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực THADS:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện các quyết định về THA thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng; nếu là cá nhân thì còn có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngƣời lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc THA hoặc ép buộc CHV THA trái pháp luật; phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhƣợng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại vật chứng, tài sản tạm giữ, tài sản bị kê biên thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng.
Nhƣ vậy, theo quy định của LTHADS thì đối tƣợng và hành vi bị xử lý của cơ quan không thực hiện trách phối hợp đƣợc xác định nhƣ sau:
- Về đối tượng áp dụng: Các cơ quan có liên quan đến việc tổ chức THADS
nhƣng không thực hiện trách nhiệm phối hợp theo quy định của LTHADS. Trách nhiệm của cơ quan hữu quan có thể đƣợc xác định thông qua hành vi của ngƣời đứng đầu cơ quan hoặc ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ trực tiếp phối hợp với cơ quan THADS.
- Vềhành vi vi phạm trách nhiệm phối hợp trong THADS: Điều 162 LTHADS
và Điều 14 Thông tƣ liên tịch số 02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXH-NHNNVN ngày 14 tháng 01 năm 2014 hƣớng dẫn việc cung cấp thông tin về tài khoản, thu nhập của ngƣời phải THA và thực hiện phong tỏa, khấu trừ để THADS đã liệt kê một số hành vi liên quan đến việc không thực hiện trách nhiệm phối hợp gồm có:
+ Không thực hiện yêu cầu của CHV. Ví dụ: Không thực hiện yêu cầu của CHV về việc cung cấp thông tin mà không có lý do chính đáng, cung cấp không đúng, cung cấp không đầy đủ thông tin, không giao giấy tờ, thu hồi giấy tờ có giá
71
của ngƣời phải THA.
+ Không thực hiện các quyết định về THA. Ví dụ: Không thực hiện quyết định phong tỏa tài khoản, phong tỏa tài sản, khấu trừ thu nhập;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc THA hoặc ép CHV thi hành trái pháp luật. Ví dụ: Cán bộ Phòng Tài nguyên môi trƣờng lợi dụng quyền hạn của mình giúp đƣơng sự hoàn thành việc chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất để tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ; Cán bộ cơ quan BHXH tiết lộ thông tin khiến ngƣời phải THA rút tiền ra khỏi tài khoản.