Đảm bảo việc thực thi hiệu quả bản án, quyết định dân sự

Một phần của tài liệu Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 27 - 28)

Một bản án hay quyết định sau khi ban hành có thể đƣợc chấp hành hoặc không chấp hành, việc chấp hành án cũng có nhiều cấp độ khác nhau nhƣ chấp hành đầy đủ hoặc chấp hành không đầy đủ theo nội dung của bản án, quyết định. Chính vì vậy, việc bản án, quyết định sau khi ban hành đƣợc thực thi thôi là chƣa đủ, một bản án hay một quyết định phải đƣợc thực thi có hiệu quả tức là nội dung phán quyết phải đƣợc thực thi đầy đủ, thực thi đúng thời gian, thực thi đúng đối tƣợng và không gây thiệt hại cho các bên liên quan.

Về mặt lý thuyết, CHV có thể tự mình giải quyết việc THA khi có đủ các điều kiện sau: bản án, quyết định của cơ quan xét xử tuyên chính xác, có tính khả thi; Các đƣơng sự hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, ngƣời phải THA có tài sản đồng thời tự nguyện THA, không có hành vi chống đối; CHV trong quá trình tổ chức THA không gặp bất kỳ khó khăn, trở ngại nào. Tuy nhiên, thực tế công tác THADS không hề đơn giản nhƣ vậy. Không phải lúc nào bản án, quyết định cũng lập tức đƣợc các bên đƣơng sự chấp hành. Không phải đƣơng sự nào cũng có thông tin và địa chỉ rõ ràng để CHV có thể tiếp cận đƣợc ngay mà không cần sự giúp đỡ của chính quyền địa phƣơng. Không phải lúc nào các đƣơng sự cũng tự nguyện THA và

21

không cần sự giúp sức của cơ quan Công an. CHV cũng không thể tự mình xử lý tài sản của ngƣời phải THA nếu không có sự hỗ trợ từ phía các cơ quan chuyên môn ..v..v..

Nhiều vụ việc THA thì CHV tự mình có thể thi hành đƣợc nhƣng việc THA có thể kéo dài, mất nhiều thời gian và công sức, chƣa kể đến việc CHV nếu đơn độc thực hiện nhiệm vụ còn có khả năng bị đe dọa về tính mạng, sức khỏe từ sự chống đối từ phía đƣơng sự. Những hạn chế này sẽ đƣợc giảm thiểu tối đa nếu có sự tham gia phối hợp từ phía các cơ quan hữu quan. Chẳng hạn CHV có thể tự mình tìm kiếm địa chỉ của đƣơng sự, nhƣng nếu có sự tham gia giúp đỡ của đại diện chính quyền địa phƣơng vốn thông thạo địa bàn thì CHV có thể thực hiện việc này dễ dàng và mất ít thời gian hơn, hơn nữa đại diện chính quyền còn có thể thuyết phục đƣơng sự tự nguyện THA, hiệu quả công tác thuyết phục cũng cao hơn nhờ dựa trên các mối quan hệ sẵn có; ngƣời phải THA có thể có ý thức chống đối hoạt động của CHV, nhƣng nếu có sự hiện diện của lực lƣợng công an thì họ sẽ từ bỏ ý định này; tài sản của bên phải THA sẽ đƣợc xử lý nhanh gọn khi có sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn.

Có thể thấy, sự tham gia phối hợp của các cơ quan hữu quan tạo ra sức mạnh tổng hợp cho công tác THADS, làm tăng tính chính xác và đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc THA. Đồng thời, sự tham gia phối hợp của các cơ quan hữu quan cũng đem đến một giải pháp an toàn, góp phần loại trừ yếu tố rủi ro cho hoạt động nghiệp vụ của CHV từ đó đem lại hiệu quả cao hơn cho công tác THADS.

Một phần của tài liệu Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 27 - 28)