Quy định về thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm trách nhiệm phối hợp trong thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 83 - 84)

hợp trong thi hành án dân sự

Để việc xử lí vi phạm trách nhiệm phối hợp trong THADS đƣợc nhanh chóng, nghiêm minh và chính xác, pháp luật quy định thẩm quyền xử lí vi phạm trách nhiệm phối hợp trong THADS. Cụ thể:

* Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực THADS:

Theo quy định tại Điều 68, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP thì thẩm quyền xử lí vi phạm trách nhiệm phối hợp trong THADS nhƣ sau:

- CHV đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 500.000 đồng.

- Chi cục trƣởng Chi cục THADS có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

- Cục trƣởng Cục THADS có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 20.000.000 đồng; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

77

tại mục 2.2.2.1 có thể thấy các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm của các cơ quan trong THADS có mức xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong khi đó thẩm quyền của Chi cục trƣởng Chi cục THADS chỉ đến 2.500.000 đồng, cao nhất là Cục trƣởng Cục THADS cũng chỉ có thẩm quyền đến 20.000.000 đồng. Chính vì vậy nếu quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP có thể áp dụng đối với các cơ quan Nhà nƣớc khi vi phạm trách nhiệm phối hợp thì cũng rất khó áp dụng do không đủ thẩm quyền xử phạt, hoặc để áp dụng thì phải chuyển lên ngƣời có thẩm quyền cao hơn.

* Về thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường, thẩm quyền xử lý kỷ luật, thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm trách nhiệm phối hợp trong THADS

Do LTHADS không có quy định cụ thể nên việc xác định thẩm quyền áp dụng các biện pháp trên đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Cụ thể:

Thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thƣờng đƣợc xác định theo quy định tại Luật Trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc;

Thẩm quyền xử lý kỷ luật đƣợc xác định theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức;

Thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đƣợc xác định theo quy định tại BLTTHS.

Một phần của tài liệu Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)