Biện pháp bồi thường thiệt hạ

Một phần của tài liệu Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 79 - 82)

Điều 10 LTHADS quy định các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi vi phạm quy định của LTHADS mà gây thiệt hại thì có trách nhiệm bồi thƣờng. Dựa trên tinh thần quy định này thì trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại có thể phát sinh khi các cơ

73

quan tham gia sự phối hợp vi phạm các quy định của LTHADS, cụ thể là vi phạm quy định tại Chƣơng VIII về nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan, tổ chức trong THADS và quy định về trách nhiệm của các cơ quan tại một số điều của LTHADS. Chúng ta có thể thấy đây là một quy định có tính “mở” vì LTHADS và các văn bản hƣớng dẫn thi hành không quy định cụ thể một trƣờng hợp nào phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại khi các cơ quan vi phạm quy định về trách nhiệm phối hợp.

Việc bồi thƣờng thiệt hại trong THADS hiện nay đƣợc thực hiện theo quy định tại Luật trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc năm 2009, Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2010 Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc, Thông tƣ liên tịch số 24/2011/TTLT-BTP-BQP ngày 15 tháng 12 năm 2011 hƣớng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc trong hoạt động THADS. Tuy nhiên Điều 38 và 40 của Luật Tráchnhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc, Điều 4 Nghị định số 16/2010/NĐ- CP khi quy định về trách nhiệm bồi thƣờng trong lĩnh vực THADS lại chỉ quy định về trách nhiệm bồi thƣờng của cơ quan THADS nơi trực tiếp quản lý ngƣời thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại, không đề cập đến trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại của các cơ quan hữu quan đối với hành vi gây thiệt hại của ngƣời thi hành công vụ thuộc quyền quản lý của các cơ quan này.

Việc Luật Trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc chỉ quy định trách nhiệm bồi thƣờng trong lĩnh vực THADS thuộc về cơ quan THADS có thể gây ra những cách hiểu khác nhau về việc áp dụng:

Cách hiểu thứ nhất: Không thể áp dụng quy định đối với cơ quan hữu quan vi

phạm trách nhiệm phối hợp gây ra hậu quả vì Luật Trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc không quy định về trách nhiệm bồi thƣờng của các cơ quan hữu quan trong hoạt động THADS.

Cách hiểu thứ hai: Có thể áp dụng quy định tại Luật Trách nhiệm bồi thƣờng

của Nhà nƣớc để yêu cầu các cơ quan hữu quan vi phạm quy định về trách nhiệm phối hợp gây thiệt hại phải bồi thƣờng.

74

Tác giả của luận văn đồng tình với cách hiểu thứ hai là có thể áp dụng quy định bởi dù hành vi vi phạm diễn ra khi thực hiện phối hợp với cơ quan THADS, nhƣng về bản chất đó là hành vi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đƣợc pháp luật quy định cho các cơ quan hữu quan, thuộc về chức năng của các cơ quan này. Khi các cơ quan tham gia phối hợp trong THADS thì cơ quan nào vi phạm quy định của LTHADS gây thiệt hại thì cơ quan đó phải bồi thƣờng, ngƣời thi hành công vụ vi phạm có trách nhiệm hoàn trả theo quy định. Tuy vậy, Luật Trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc vẫn nên bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm của các cơ quan có liên quan trong THADS để tạo cách hiểu thống nhất trong việc áp dụng quy định, trong đó cần quy định rõ: Hành vi vi phạm là hành vi nào, chẳng hạn nhƣ: hành vi không thực hiện sự phối hợp, thực hiện sự không đúng nội dung phối hợp, hành vi không thực hiện sự phối hợp kịp thời gây thiệt hại; cơ quan có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại là cơ quan trực tiếp quản lý ngƣời thi hành công vụ.

Ngoài ra, Điều 2 Luật Trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc quy định về đối tƣợng đƣợc bồi thƣờng là tổ chức, cá nhân bị thiệt hại trong khi đó chúng ta đang đề cập đến quan hệ phối hợp giữa các cơ quan Nhà nƣớc với nhau. Tác giả của Luận văn xin đề cập đến hai trƣờng hợp nhƣ sau:

Trường hợp thứ nhất: Cơ quan THADS tổ chức THA theo đơn yêu cầu của tổ

chức, cá nhân.

Trƣờng hợp này nếu các cơ quan hữu quan vi phạm trách nhiệm phối hợp mà gây thiệt hại thì có thể áp dụng quy định tại Luật Trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc vì thiệt hại này tổ chức, cá nhân đƣợc THA phải gánh chịu.

Ví dụ: Ông A (là ngƣời phải THA) có nghĩa vụ thanh toán trả nợ cho ông B là (ngƣời đƣợc THA). Ông A có tham gia đóng BHXH, ông A có dự định chuyển ra nƣớc ngoài định cƣ và đề nghị cơ quan BHXH cho nhận trợ cấp BHXH một lần. Cơ quan THADS nắm đƣợc thông tin này và có văn bản yêu cầu cơ quan BHXH thực hiện khấu trừ tài khoản của ông A để THA nhƣng cơ quan BHXH không thực hiện. Ông A đã rút tiền và chuyển ra nƣớc ngoài định cƣ, không còn khả năng THA cho

75

ông B. Trƣờng hợp này ông B là ngƣời bị thiệt hại và đƣợc bồi thƣờng thiệt hại do hành vi vi phạm của cơ quan BHXH.

- Trường hợp thứ hai: Cơ quan THADS tổ chức THA đối với phần chủ động

THA (thu các khoản tiền nộp ngân sách nhà nƣớc nhƣ tiền án phí, thu hồi sung công, tịch thu sung công, tiền phạt).

Trƣờng hợp này bên đƣợc THA là Nhà nƣớc, do vậy không thuộc đối tƣợng đƣợc bồi thƣờng thiệt hại theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc. Vấn đề đặt ra là nếu các cơ quan hữu quan vi phạm trách nhiệm phối hợp gây thiệt hại cho chính Nhà nƣớc thì áp dụng quy định nào?, vấn đề này pháp luật chƣa có quy định cụ thể. Để giải quyết vấn đề này có thể xác định trách nhiệm cá nhân để xác định việc bồi thƣờng thiệt hại, cần bổ sung trong Luật Cán bộ Công chức quy định về trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức vi phạm quy định của pháp luật gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Sự phối hợp giữa các cơ quan trong thi hành án dân sự theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)