đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm
Việc THADS liên quan đến tài sản của ngƣời phải THA, tài sản này có thể là động sản hoặc bất động sản, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng hoặc tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng. Đối với những loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng thì khi xử lý tài sản sẽ liên quan đến việc chấm dứt hay thay đổi quyền sở hữu, sử dụng tài sản vì vậy CHV cần phối hợp với cơ quan đăng ký tài sản, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm để thực hiện các thủ tục có liên quan, đảm bảo quyền lợi cho các bên đƣơng sự. Hiện nay, các loại tài sản phải đăng ký rất đa dạng, tùy từng loại tài sản mà cơ quan THADS xác định cơ quan có trách nhiệm phối hợp, chẳng hạn: đối với tài sản là đất đai thì cơ quan THADS phải liên hệ làm việc với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, đối với tài sản là phƣơng tiện giao thông thì cơ quan THADS cần thực hiện sự phối hợp với Phòng cảnh sát giao thông.
Sự phối hợp giữa cơ quan THADS và cơ quan đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm bao gồm những nội dung sau:
* Phối hợp cung cấp thông tin về tài sản
Theo khoản 6 Điều 44 LTHADS 2014 thì cơ quan đăng ký tài sản, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có trách nhiệm cung cấp các thông tin về tài sản hoặc về giao dịch đã đăng ký có liên quan đến tài sản của bên phải THA theo yêu cầu của CHV. Ví dụ: Đối với tài sản là đất đai, CHV có thể yêu cầu cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất cung cấp các thông tin gồm diện tích, số ô, số thửa, tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất, chủ sở hữu, lịch sử mua bán chuyển nhƣợng. Trong hoạt động THADS thông tin về tài sản rất quan trọng, việc nắm bắt đầy đủ và chính xác thông tin về tài sản là cơ sở để CHV xử lý tài sản, thực hiện các thủ tục đặc biệt là trƣớc khi tổ chức cƣỡng chế kê biên thì việc xác minh thông tin tài sản là yêu cầu bắt buộc.
57
dịch đối với tài sản của người phải THA đăng ký tại cơ quan đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm
Theo Điều 69 LTHADS 2014 và khoản 1 Điều 178 LTHADS 2008, trong quá trình tổ chức THA nếu phát hiện các đƣơng sự đang thực hiện các thủ tục mua bán, chuyển nhƣợng, sang tên, tặng cho tài sản thì CHV có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký tài sản, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm phải tạm dừng hoặc dừng việc mua bán, chuyển nhƣợng, sang tên, tặng cho tài sản của ngƣời phải THA. Cơ quan đăng ký tài sản, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có trách nhiệm thực hiện ngay sau khi nhận đƣợc văn bản yêu cầu của cơ quan THADS, mục đích của việc làm này là để tránh hành vi tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ, đảm bảo điều kiện cho việc THA.
* Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người
mua được tài sản, người được THA nhận tài sản để trừ vào số tiền được THA
Sau khi kê biên tài sản, cơ quan THADS sẽ tổ chức thẩm định giá, bán đấu giá tài sản đã kê biên của ngƣời phải THA. Ngƣời mua tài sản kê biên qua đấu giá hoặc ngƣời đƣợc THA nhận tài sản để trừ vào số tiền phải THA trở thành chủ sở hữu tài sản, đƣợc pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đó. Theokhoản 2 Điều 106 và khoản 2 Điều 178 LTHADS thì cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản có trách nhiệm thực hiện các thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho ngƣời mua hoặc ngƣời đã nhận tài sản theo yêu cầu của cơ quan THADS.
* Thu hồi, sửa đổi, hủy các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, giấy tờ đăng ký giao dịch bảo đảm đã cấp cho người phải THA; thực hiện việc cấp mới các giấy tờ theo quy định của pháp luật.
Tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc tài sản phải đăng ký mà không có hoặc không thu hồi đƣợc giấy chứng nhận thì cơ quan THADS có văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền trong đó nêu rõ lý do của việc không thu hồi đƣợc. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản mới. Giấy tờ cấp
58
mới thay cho giấy tờ không thu hồi đƣợc, giấy tờ không thu hồi đƣợc bị ra quyết định hủy và không còn giá trị sử dụng. [44, Điều 178]
* Tham gia hội đồng cưỡng chế thi hành án đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng
Tùy từng loại tài sản phải kê biên mà CHV chủ động mời đại diện cơ quan đăng ký tài sản tham gia hội đồng cƣỡng chế và cho ý kiến về việc kê biên tài sản. Phổ biến nhất là sự tham gia của đại diện cơ quan Tài nguyên – môi trƣờng tham gia tổ chức cƣỡng chế đối với tài sản là quyền sử dụng đất, đại diện cơ quan Tài nguyên - môi trƣờng tham gia hỗ trợ cơ quan THADS xác định mốc giới, chỉ giới, diện tích thửa đất, giúp CHV chủ trì lập sơ đồ hiện trạng khi đƣợc yêu cầu [44, Điều 117]. Đối với tài sản cƣỡng chế là nhà ở thì CHV có thể mời đại diện Phòng quản lý đô thị tham gia để nắm bắt đƣợc yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng hay vấn đề quy hoạch của địa phƣơng.
2.1.4.2.Quy định về trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan tài chính
Cơ quan tài chính là cơ quan chuyên môn quản lý Nhà nƣớc về giá, ngân sách, tài sản nhà nƣớc, thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nƣớc tại địa phƣơng, một số hoạt động THADS có liên quan đến việc xử lý các tài sản đƣợc thu giữ phục vụ cho quá trình điều tra, xét xử. Do vậy, sự tham gia của cơ quan tài chính để đảm bảo việc xử lý các tài sản này diễn ra khách quan và chính xác. Sự phối hợp giữa cơ quan THADS và cơ quan tài chính hiện nay đƣợc quy định tại LTHADS và Nghị định số 62/2015/NĐ-CP. Sự phối hợp giữa cơ quan THADS và cơ quan tài chính bao gồm những nội dung sau:
* Phối hợp sung công tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu sung quỹ Nhà nước
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định THA, cơ quan THADS có trách nhiệm thông báo bằng văn bản và tiến hành giao tài sản cho cơ quan tài chính cùng cấp [44, Điều 124]. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đƣợc thông báo của cơ quan THADS, cơ quan tài chính cùng cấp có trách nhiệm cử ngƣời và phƣơng tiện sang thực hiện việc tiếp nhận tài sản. Hết thời hạn trên mà cơ quan tài
59
chính không thực hiện việc tiếp nhận thì phải thanh toán các chi phí do việc bảo quản tài sản và phải chịu mọi rủi ro kể từ thời điểm chậm tiếp nhận [28, Điều 32]. Việc giao nhận đƣợc thực hiện tại kho của cơ quan THADS hoặc nơi đang giữ vật chứng tài sản, cơ quan tài chính cùng cấp có trách nhiệm tiếp nhận để xử lý theo quy định.
* Phối hợp tiêu hủy vật chứng
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra quyết định THA, Thủ trƣởng cơ quan THADS phải ra quyết định thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản theo nội dung bản án, quyết định. Việc tiêu hủy phải có sự tham gia của đại diện cơ quan tài chính cùng cấp, đại diện cơ quan chuyên môn nếu cần thiết và sự tham gia của đại diện VKSND cùng cấp giám sát việc tiêu hủy [44, Điều 125]. Cơ quan tài chính tham gia tiêu hủy có thể đề xuất cơ quan THADS về biện pháp, cách thức tiêu hủy để việc tiêu hủy diễn ra an toàn, đúng luật.
Các tài sản, tang vật đƣợc thực hiện bàn giao cho cơ quan tài chính hoặc đã thực hiện việc tiêu hủy theo đúng nội dung bản án, quyết định là cơ sở để cơ quan THADS thực hiện các thủ tục THA tiếp theo nhƣ ủy thác THA, kết thúc việc THA vì vậy nếu các cơ quan chậm trễ trong xử lý tài sản sẽ ảnh hƣởng đến tiến độ việc THA.
Ngoài các nội dung phối hợp trên, theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP thì trong trƣờng hợp xác định giá tài sản kê biên CHV có thể đề nghị cơ quan tài chính cùng cấp cho ý kiến về việc xác định giá để làm cơ cơ sở cho việc xử lý tài sản.