8. Kết cấu của đề tài
1.3.2. Những bài học kinh nghiệm từ những thương hiệu nông sản Việt Nam
Nam xây dựng thành công
Mặc dù những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã chú ý hơn đến việc công tác xây dựng và phát triển thương hiệu nhưng công bằng mà nói việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa bài bản và chuyên nghiệp. Bởi vậy, việc tham khảo các thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực này là hết sức cần thiết.
* Phát triển thương hiệu nước mắm Phú Quốc
35
nghiệp và phát triển nông thôn, Huyện cùng với người dân tiến hành xây dựng thương hiệu. Đến nay thương hiệu nước mắm Phú Quốc đã được bảo hộ trên thị trường, giá nước mắm và thu nhập của người dân cũng tăng lên. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng thương hiệu cho nước mắm Phú Quốc các hoạt động hỗ trợ trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu nước mắm Phú Quốc không được diễn ra liên tục, thiếu nhiệt tình và còn hạn chế về mặt thể chế pháp luật, chính sách nhà nước về chỉ dẫn địa lí và tên gọi xuất xứ còn nhiều yếu kém như: hỗ trợ về mặt tài chính còn thiếu hoặc ít có sự tham gia của các tổ chức ngân hàng, luật bảo hộ cho sản phẩm mang tên gọi xuất xứ còn nhiều thiếu sót… chính vì vậy, sản phẩm mới chỉ được bảo hộ tại thị trường trong nước mà thương hiệu của nó vẫn chưa có giá trị nhiều trên thị trường quốc tế. Trình độ quản lý, hiểu biết, bảo vệ và sử dụng thương hiệu nước mắm Phú Quốc của người dân sản xuất, cán bộ tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm còn thấp.
Sự thiếu vắng của các tổ chức dân sự chuyên nghiệp trong sản xuất, phân phối đã cản trở trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, kiểm soát nhãn mác. Sự phụ thuộc quá nhiều của tên gọi xuất xứ nước mắm phú quốc vào công ty Knorr, một công ty đa quốc gia nước ngoài tiêu thụ nước mắm phú quốc làm cho sản phẩm thường bị ép giá, thị trường tiêu thụ không ổn định an toàn.
Đây là bài học lớn mà quá trình xây dựng thương hiệu cho gạo Nếp của huyện Phú Tân cần phải hạn chế và khắc phục, cần làm tốt các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ.
* Thương hiệu trái cây
Gần đây chương trình thương hiệu ngày càng được xúc tiến mạnh mẽ. Trong thời gian qua, các thương hiệu trái cây đã hoàn tất thủ tục xây dựng thành công các thương hiệu trái cây như: Bưởi Năm Roi Bình Minh, Chôm chôm Long Khánh, Xoài Cát Hòa Lộc Tiền Giang, Thanh long Bình Thuận…
Quá trình xúc tiến, xây dựng thương hiệu cho trái cây Việt Nam đã, đang và sẽ vẫn là những hồi chuông thúc giục cho những địa phương tích cực tham gia đăng ký xây dựng thương hiệu nhằm tăng giá trị hàng hóa và giữ gìn nét đặc sản riêng có của vùng.
36
Từ thực tiễn xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam nói chung, một số nông sản địa phương nói riêng chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Trong điều kiện sản xuất của nước ta hiện nay, việc xây dựng và phát triển thương hiệu không phải là một việc làm dễ dàng. Tuy nhiên chỉ có con đường đó mới chấm dứt được việc được mùa mất giá hay được giá mất mùa, qua đó, góp phần đưa nông sản Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu .
- Để tạo dựng được thương hiệu mạnh, chúng ta phải tạo ra được sản phẩm tốt, ổn định về mặt chất lượng và số lượng để có thể đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn, có tính ổn định lâu dài và thâm nhập được vào những thị trường khó tính như: siêu thị, xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng khó của người tiêu dùng.
- Tình trạng phổ biến của nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay là sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, phân tán. Vì vậy, cần phải thiết lập các tổ chức nông dân theo hướng trang trại, hợp tác xã,… Qua đó, giúp họ liên kết lại với nhau để mở rộng quy mô sản xuất, tăng sản lượng, giảm bớt những khó khăn trong sản xuất nhằm đảm bảo cam kết ổn định về mặt số lượng, chất lượng và độ đồng đều của sản phẩm.
- Tăng cường quản lý, kiểm soát nguồn giống, vật tư, quy trình sản xuất, ứng dụng khoa học trong sản xuất chế biến nông sản tăng năng suất, đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Phân phối sản phẩm rộng rãi kịp đáp ứng nhu cầu của thị trường và kết hợp các nhà phân phối trung gian để đem sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Tăng cường giới thiệu, quảng bá thương hiệu sản phẩm đến các đối tượng mục tiêu.
- Tạo được lòng tin đối với người nông dân để thực hiện các cam kết về cung cấp, bao tiêu sản phẩm.
- Tăng cường liên kết bốn nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nước) nhằm nâng cao giá trị và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản. Khi thực hiện mối liên kết bốn nhà trong sản xuất chế biến và tiêu thụ nông sản, vai trò và lợi ích của
37
các bên tham gia đều được nâng lên. Nông dân có điều kiện tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, yên tâm đầu tư cho sản xuất. Các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định, chủ động trong chế biến và tiêu thụ nông sản. Nhà nước, nhà khoa học nâng cao vai trò quản lý, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa sản xuất nông nghiệp lên một tầm cao mới, đồng thời kiểm nghiệm được kết quả nghiên cứu của mình.
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn. Họ sẽ đóng vai trò đầu mối để giúp nông dân giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm. Trong một số trường hợp, các doanh nghiệp cũng sẽ là đầu mối cung cấp vật tư sản xuất giúp bà con nông dân giải quyết khó khăn trong quá trình sản xuất.
38
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU GẠO NẾP CỦA HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG
2.1. TỔNG QUAN VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG