Tình hình xây dựng hệ thống nhận diện gạo Nếp Phú Tân

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu gạo nếp của huyện phú tân, tỉnh an giang (Trang 62 - 66)

8. Kết cấu của đề tài

2.3.1. Tình hình xây dựng hệ thống nhận diện gạo Nếp Phú Tân

Lúa Nếp được xem là cây trồng phổ biến ở huyện Phú Tân với sản lượng lớn nhất tỉnh An Giang, dẫn đầu khu vực ĐBSCL, nên người dân từ lâu đã mong ước sản phẩm gạo Nếp Phú Tân có được thương hiệu, chỉ dẫn địa lý của huyện, để quảng bá rộng rãi trên thị trường giúp đầu ra ổn định và đảm bảo sự cạnh tranh. Để

51

nắm bắt được xu hướng của thị trường trong nền kinh tế cạnh tranh, UBND huyện Phú Tân có chủ trương với các ngành có liên quan hỗ trợ liên minh HTX trên địa bàn huyện thực hiện đăng ký nhãn hiệu tập thể gạo Nếp Phú Tân. Tháng 4 năm 2006, HTX nông nghiệp Tân Mỹ Hưng đã đại diện làm chủ thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể gạo Nếp Phú Tân. Năm 2009, gạo Nếp của huyện Phú Tân đã được Cục Sở hữu Trí tuệ chứng nhận nhãn hiệu tập thể và sản phẩm gạo Nếp Phú Tân chính thức có mặt trên thị trường, việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm gạo Nếp của huyện Phú Tân nhằm xác định tên tuổi và chỗ đứng trên thị trường, tăng cường lợi thế cạnh tranh, hạn chế những rủi ro về biến động giá và mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần tăng hiệu quả sản xuất, thúc đẩy việc phát triển KT - XH địa phương, tăng thu nhập cho người nông dân.

52

Nguồn: Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Phú Tân

Hình 2. 4: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể gạo Nếp Phú Tân

Các yếu tố của thương hiệu “gạo Nếp Phú Tân” được liên minh HTX xây dựng bao gồm: biểu trưng (logo) nhãn hiệu, bao bì, slogan,... cho đến các ý tưởng thiết kế cho các sự kiện giới thiệu sản phẩm hoặc triển lãm tại hội chợ.

- Biểu trưng (logo) nhãn hiệu:

Logo là một yếu tố tác động trực tiếp đến thị giác, làm tăng khả năng nhận biết của khách hàng đối với một thương hiệu, được thể hiện bằng những hình ảnh cụ thể hoặc là một yếu tố nào đó mang tính trù tượng cao của sản phẩm. Logo là cách giới thiệu về sản phẩm bằng hình ảnh, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên giá trị thương hiệu sản phẩm của địa phương, tạo ấn tượng mạnh cho thương hiệu, khả năng gợi nhớ cao. So với tên gọi thì logo trừu tượng, độc đáo và dễ nhận biết hơn nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ khách hàng không hiểu logo có ý nghĩa gì nếu không thông qua các chương trình tiếp thị hỗ trợ. Một khi logo đã tạo được ấn tượng tốt đẹp với khách hàng thì nó sẽ là yếu tố truyền tải tốt nhất thông điệp của thương hiệu.

Nguồn: Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Phú Tân

Hình 2. 5: Biểu trưng nhãn hiệu đăng ký

Theo cảm quan có thể thấy, logo này khá đơn giản, được thiết kế với màu sắc chủ đạo là màu cam, màu xanh lá cây và màu trắng, tượng trưng cho màu của cây lúa Nếp với thân, lá màu xanh lá cây, hạt lúa Nếp màu cam và màu trắng của hạt gạo Nếp, trong một tổng thể hình tròn, kiểu chữ chắc khỏe, giản dị kết hợp hài hòa trong bố cục sắp xếp hình ảnh, chữ, tạo cảm giác dễ nhìn. Phần chữ “Nếp Phú

53

Tân”, nhằm nhấn mạnh với người tiêu dùng rằng đây là sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ huyện Phú Tân. Bên cạnh đó, hình ảnh biểu tượng hạt gạo Nếp bao quanh chữ “Nếp Phú Tân” là biểu tượng mang tính đặc thù sản phẩm của địa phương.

- Bao bì:

Bao bì là yếu tố quan trọng giúp người tiêu dùng nhận ra sản phẩm trong vô số các sản phẩm cùng loại. Về hình thức sản phẩm, các thiết kế của bao bì được đề xuất dựa trên các nghiên cứu về tính tiện dụng, thói quen mua sắm, thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng để tạo mức độ thiện cảm cao nhất, mang phong cách riêng của thương hiệu và bảo vệ được sản phẩm bên trong một cách an toàn nhất.

Nguồn: Hợp tác xã nông nghiệp Phú Thạnh

Hình 2. 6: Bao bì gạo Nếp Phú Tân

Ta có thể thấy, tuy có nhãn hiệu tập thể “Nếp Phú Tân” trên bao bì, nhưng thiết kế còn khá đơn giản với hình ảnh, mẫu mã chưa được phong phú, ngoài chức năng chứa đựng sản phẩm và cung cấp các thông tin về sản phẩm, còn chức năng gây ấn tượng với khách hàng thì chưa được chú trọng. Vì vậy, bao bì sản phẩm

54 chưa có tác dụng tốt trong quản bá thương hiệu.

- Khẩu hiệu (slogan):

Để tạo nên thương hiệu sản phẩm của địa phương, chất lượng ngon đứng đầu trong các loại gạo Nếp ở Việt Nam hiện nay, khi nấu lên hạt cơm Nếp trong, ráo và nhìn bóng, ăn mềm nhưng không nát, ăn rất ngon và vị đậm đà, nhằm thuyết phục và gây ấn tượng mạnh với người tiêu dùng “Dẻo thơm, chất lượng, tuyệt hảo” để khẳng định giá trị hạt gạo Nếp của huyện Phú Tân.

Tuy đã có chứng nhận nhãn hiệu tập thể và sản phẩm được bảo hộ, có cải thiện rõ rệt trên thị trường, nhưng qua nhiều năm, mức độ nhận diện thương hiệu đối với gạo Nếp của huyện Phú Tân vẫn còn bỏ ngõ, do chưa hình thành hoặc thiếu cơ chế trong tổ chức tập thể quản lý, dẫn đến sử dụng không có hiệu quả nhãn hiệu tập thể sản phẩm đặc sản của địa phương, mặc dù, được chính quyền địa phương hỗ trợ, tuyên truyền đến các HTX, doanh nghiệp trên địa bàn huyện quan tâm đến việc đầu tư quy trình đóng gói, gắn nhãn mác sản phẩm gạo nếp Phú Tân, nhưng thực tế do nguồn lực của HTX, doanh nghiệp và điều quan trọng là thương lái ngoài tỉnh hợp đồng tiêu thụ “không cần” nhãn mác hoặc đóng gói bao bì, nhãn hiệu do họ cung cấp. Do đó, gạo Nếp của huyện Phú Tân luôn gặp phải những bất lợi, sự cạnh tranh từ các thương hiệu khác trên thị trường nên xuất khẩu nhiều nhưng giá lại thấp.

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu gạo nếp của huyện phú tân, tỉnh an giang (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)