8. Kết cấu của đề tài
3.3.3.3. Giải pháp xây dựng hệ thống thông tin
Trên thực tế, hệ thống thông tin thị trường đến với người nông dân, HTX, doanh nghiệp CBKD còn thiếu và yếu dẫn đến một nghịch lý “Sản phẩm bán được nhiều nhưng lợi nhuận không cao”. Do vậy, cần xây dựng hệ thống thông tin nhiều chiều trên nguyên tắc nhà nước là trung tâm cung cấp và xử lý thông tin, đảm bảo là:
- Thông tin từ thị trường đến nhà sản xuất: nhà sản xuất cần biết thông tin thị trường đang cần gì, sản phẩm sản xuất ra bán được ở đâu, sản phẩm đó có ai sản xuất hay chưa, sản xuất như thế nào, bằng công nghệ gì,... để quyết định sản xuất chủng loại sản phẩm nào và sản xuất bao nhiêu.
- Thông tin từ nhà sản xuất đến thị trường: thị trường hay người tiêu dùng cần biết mặt hàng mình muốn sản xuất như thế nào? có an toàn không? chất lượng
93
như thế nào? Những mặt hàng nào đang được cung cấp trên thị trường để có quyết định tiêu dùng cho đúng.
- Thông tin từ nhà khoa học đến nhà sản xuất: phổ biến các kiến thức về kỹ thuật, quy trình sản xuất, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới,… ngược lại nhà sản xuất sẽ phản hồi thông tin ngược lại cho nhà khoa học kịp thời nghiên cứu các quy trình, công nghệ, giống cây trồng có phù hợp hay không.
- Xây dựng hệ thống thông tin về tình hình thị trường (giá cả, lượng cung, lượng cầu trên thị trường); thông tin về kỹ thuật, thiết bị, dụng cụ phù hợp với quy trình sản xuất, giống lúa Nếp, quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn an toàn... một cách kịp thời. Để xây dựng hệ thống thông tin được tốt, cần:
+ Xây dựng mối liên kết giữa bốn nhà: nhà sản xuất – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học – nhà quản lý, trong đó, Nhà nước đóng vai trò trung tâm quản lý và điều phối các mối quan hệ. Đó cũng chính là phát huy hết tiềm năng, đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác giữa sản xuất và thị trường, giữa cơ chế chính sách của Nhà nước với thực tế sản xuất.
- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cả về nguồn nhân lực, kinh phí và cơ sở vật chất; hỗ trợ cho người sản xuất, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại; đẩy mạnh và phát triển thương mại điện tử, công tác cung cấp thông tin thương mại và thị trường.
- Các cá nhân, HTX, doanh nghiệp CBKD… hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh gạo Nếp cần chú trọng trong việc xác lập và đăng ký thương hiệu của mình đồng thời liên kết để xây dựng và phát triển thương hiệu chung gạo Nếp Phú Tân.
- Thành lập website giới thiệu về gạo Nếp của huyện Phú Tân bằng tiếng Việt và tiếng Anh,… cung cấp các thông tin về thị trường; công nghệ, tình hình sản xuất, chế biến,… cho các đối tượng cần quan tâm. Đây là nơi quảng bá và tiếp thị sản phẩm gạo Nếp ra thị trường, đồng thời cũng là nơi giúp các HTX, doanh nghiệp kinh doanh nhận đơn đặt hàng.