Chính sách của nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu gạo nếp của huyện phú tân, tỉnh an giang (Trang 84 - 85)

8. Kết cấu của đề tài

2.3.3.8. Chính sách của nhà nước

Doanh nghiệp kinh doanh trong môi trường pháp lý nên các hoạt động của doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng bởi các cơ chế chính sách, pháp luật do Nhà nước ban hành. Các chính sách về hỗ trợ phát triển thương hiệu, pháp luật bảo hộ thương hiệu là yếu tố quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoặc tạo thêm thách thức cho doanh nghiệp kinh doanh trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu. Các chính sách của Nhà nước để hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp như: Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 – 2020; Luật Hợp tác xã 2012 và các chính sách về xác lập thương hiệu và bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm hàng hóa. Theo đó, với các điều kiện thuận lợi như: chủ trương, chính sách của Nhà nước và các Sở, ngành tỉnh; văn bản pháp lý trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu và cũng như mong muốn của hộ nông dân trồng lúa Nếp ở huyện Cù lao Phú Tân nên UBND huyện Phú Tân đề xuất liên minh HTX tiếp tục gia hạn đăng ký nhãn hiệu tập thể “Nếp Phú Tân”.

Gạo Nếp Phú Tân đã được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể, tuy có những kết quả khá tích cực nhưng giá trị kinh tế mang lại cho người trồng chưa lớn, giá chưa tăng và lợi nhuận thu về chưa tương xứng. Đồng thời, nếu chỉ đăng ký mà không quản lý, phát triển tốt tài sản trí tuệ đó thì việc đăng ký được xem là chưa đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản địa phương. Trong phát triển và quản bá thương hiệu gạo Nếp Phú Tân còn hạn chế như:

+ Hạn chế trong công tác tuyên truyền, vận động hộ nông dân tham gia tích cực vào các HTX, THT để cùng nhau chung sức, chung lòng xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu gạo Nếp Phú Tân.

73

người nông dân trong sản xuất lúa Nếp và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

+ Chưa tổ chức tốt việc tuyên truyền và quảng bá sản phẩm sau khi đăng ký sở hữu trí tuệ với nhiều hình thức khác nhau.

+ Chưa có các chương trình phối hợp để đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị và kể cả xuất khẩu để gạo Nếp Phú Tân có thể phát huy thế mạnh và tạo nên thương hiệu mạnh của địa phương.

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU GẠO NẾP CỦA HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu gạo nếp của huyện phú tân, tỉnh an giang (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)